Hà Giang

Tăng gia sản xuất theo lời Bác dặn

17:36, 11/05/2022

BHG - Khắc sâu lời Bác dặn “đồng bào phải ra sức tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm”, trong suốt hành trình hơn 61 năm qua, ngành Nông nghiệp của tỉnh có nhiều giải pháp “đi tắt đón đầu”, giúp người dân vượt khó đi lên.

Cán bộ xã Phương Thiện hướng dẫn người dân cải tạo vườn tạp.
Cán bộ xã Phương Thiện hướng dẫn người dân cải tạo vườn tạp.

Bám sát điều kiện thực tế địa phương, ngành Nông nghiệp xác định phương châm triển khai tốt chương trình thâm canh, tăng vụ, đưa giống cây trồng có năng suất, chất lượng vào sản xuất; khuyến khích các hộ tự giác đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ KHKT, góp phần tăng diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng. Từ đó, hình thành nhiều điểm thu mua nông sản tập trung hay cánh đồng mẫu lớn trồng lúa, ngô, lạc hàng hóa, trồng cây vụ Đông theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc khu chăn nuôi tập trung. Mặt khác, nhân dân tích cực áp dụng tiến bộ KHKT, đổi mới giống cây trông, vật nuôi, sản xuất theo hướng hàng hóa; việc cải tiến nông cụ, cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch và chế biến nông sản được đẩy mạnh. Hệ thống thủy lợi được đầu tư, nâng cấp, đảm bảo phục vụ nhu cầu sản xuất và tưới tiêu nên năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu suất sử dụng đất và hiệu quả kinh tế không ngừng được nâng cao.

Tính đến hết năm 2020, giá trị sản xuất của ngành trên địa bàn tỉnh ước đạt hơn 12.770 tỷ đồng (giá hiện hành); tổng sản lượng lương thực đạt trên 41.460 vạn tấn; bình quân lương thực đầu người đạt 475 kg/người/năm; tổng giá trị thu từ ngành chăn nuôi đạt trên 3.464 tỷ đồng, từ đó góp phần đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ. Đến nay, tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp 576.295 ha, chiếm 72,6% diện tích đất tự nhiên của tỉnh; tỷ lệ độ che phủ rừng duy trì ở mức cao với 58%; cơ cấu ngành Nông nghiệp dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Trong từng nội ngành cũng có sự dịch chuyển rõ rệt, xu hướng dịch chuyển chủ đạo hiện nay đó là đi từ sản xuất theo quy mô hộ đơn lẻ sang sản xuất tập trung quy mô lớn, có sự liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.

Nhân dân xã Cán Chu Phìn (Mèo Vạc) chung sức xây dựng Nông thôn mới.
Nhân dân xã Cán Chu Phìn (Mèo Vạc) chung sức xây dựng Nông thôn mới.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hoàng Hải Lý, chia sẻ: Trong quá trình tổ chức sản xuất, ngành luôn nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để tận dùng nguồn lực phát triển. Nắm bắt cơ hội, ngành Nông nghiệp xác định quan điểm “đi tắt đón đầu”, bám sát Nghị quyết Đảng bộ tỉnh khoá XVII và Nghị quyết HĐND tỉnh để xây dựng kế hoạch phát triển giai đoạn tới với mục tiêu tập trung đẩy mạnh phát triển các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh theo chiều sâu; từng bước nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân; nâng cao vị thế ngành Nông nghiệp của tỉnh.

Cụ thể hóa lời Bác dặn về thực hiện tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, ngành Nông nghiệp tập trung hướng dẫn các địa phương và nhân dân trong tỉnh đẩy mạnh phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của tỉnh; bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, làng nghề; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thu hút doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, một số sản phẩm được đầu tư phát triển, sản xuất theo hướng hàng hóa, đảm bảo chất lượng, có nhãn mác, chỉ dẫn địa lý, có thương hiệu và được người tiêu dùng tin tưởng, như: Cam, mật ong Bạc hà, dược liệu, Hồng không hạt, chè; các sản phẩm thêu, dệt thổ cẩm...

Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh chưa đột phá, chưa tạo sức bật rõ nét; nhận thức của người dân về sản xuất hàng hóa còn hạn chế; việc ứng dụng KHKT vào khâu bảo quản, chế biến chưa nhiều. Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi và cháy rừng vào mùa khô còn xảy ra, gây thiệt hại lớn cho ngành Nông nghiệp. Thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, do vướng mắc về quỹ đất sạch để giao cho doanh nghiệp xây dựng nhà máy và phát triển vùng nguyên liệu. Các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp như HTX, tổ hợp tác tuy phát triển về số lượng nhưng chất lượng hoạt động chưa hiệu quả. Nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thấp so với tiềm năng phát triển…

Giải bài toán về phát triển nông nghiệp bền vững, ngành Nông nghiệp tỉnh tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm; xây dựng thương hiệu hàng hóa, mở rộng thị trường đối với một số mặt hàng nông sản chủ lực, có ưu thế và sức cạnh tranh trên thị trường; nhân rộng mô hình liên kết, nhất là các mô hình liên kết từ việc ứng dụng KHCN, sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm. Chủ động mời gọi doanh nghiệp tham gia liên kết phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Xây dựng phương án, kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất, khôi phục, phát triển các nghề truyền thống; đào tạo, tập huấn cho lao động nông thôn để đáp ứng nhiệm vụ sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng. Áp dụng KHKT vào sản xuất, tăng cường phòng, chống dịch hại cho cây trồng, vật nuôi.

“Để tạo động lực thúc đẩy tăng gia sản xuất, ngành Nông nghiệp đang tiếp tục phối hợp để phát triển chuỗi các cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm phù hợp với từng địa bàn; tạo điều kiện thuận lợi để các HTX, tổ hợp tác, hộ nông dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động quảng bá sản phẩm. Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý để tạo thương hiệu mạnh gắn với văn hóa và du lịch của tỉnh, có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Khảo nghiệm các loại cây, con giống mới, bản địa phù hợp để nhân rộng, phục vụ sản xuất của người dân” – Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hoàng Hải Lý cho biết thêm.

Bài, ảnh: Kim Tiến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thi đua rèn đức, luyện tài, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ
BHG - Ra sức “Thi đua rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, không ngừng nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tốt trên các mặt công tác, góp phần thúc đẩy công tác Đoàn và phong trào thanh niên ngày càng phát triển, đó là những kết quả nổi bật trong thời gian qua của Đoàn thanh niên Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Hà Giang.
31/03/2022
Đoàn kết theo lời Bác dặn
BHG - Điều đầu tiên trong 8 lời Bác Hồ căn dặn khi lên thăm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Hà Giang, ngày 26 và 27.3.1961: “Tất cả các dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ, yêu thương giúp đỡ nhau như anh em một nhà”. Trải qua 61 năm làm theo lời Bác dặn, Hà Giang đã chung sức, đồng lòng xây dựng vùng đất quê hương vững vàng nơi biên cương Tổ quốc.
28/03/2022
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh với phương châm kiên định, sáng tạo, phát triển
BHG - ​​​​​​​Trước Hồ Chí Minh, các bậc tiền bối đã “cố đi tìm đường cứu nước theo lối mới” nhưng đều thất bại. Chính lúc đó, Hồ Chí Minh với lòng yêu nước thương dân cháy bỏng nên đã quyết tâm phải tìm cách làm sao “cứu lấy dân ta, cứu lấy nước ta”. Người bôn ba qua nhiều châu lục, tìm tòi trải nghiệm và đã bắt đúng mạch thời đại. Người đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin “cái cẩm nang thần kỳ” cần thiết cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Nhân dân ta. Kể từ đó, chủ nghĩa Mác-Lênin là “kim chỉ nam” cho con đường giải phóng dân tộc.
25/04/2022
Sáng mãi ngọn lửa nhiệt huyết
BHG - Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”; tuổi trẻ miền biên cương cực Bắc đã thổi bùng ngọn lửa nhiệt huyết, khát khao cống hiến, xung kích, sáng tạo, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…
25/03/2022