Hà Giang

Cô giáo Phạm Thị Hạnh yêu nghề bằng cả trái tim

14:42, 13/01/2020

BHG - Những năm qua, việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn ngành Giáo dục huyện Quản Bạ. Việc mang ánh sáng tri thức đến với trẻ em vùng cao chưa bao giờ dễ dàng đối với các thầy, cô giáo. Thế nhưng, cô giáo Phạm Thị Hạnh, Hiệu phó Trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) bán trú Tiểu học Lùng Tám, xã Lùng Tám luôn nêu gương sáng, tận tâm cống hiến cho sự nghiệp “trồng người” ở vùng đất khó. 

Cô giáo Phạm Thị Hạnh trong giờ lên lớp.
Cô giáo Phạm Thị Hạnh trong giờ lên lớp.

Sinh ra và lớn lên ở xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên. Ngay từ nhỏ, cô Phạm Thị Hạnh đã ước mơ trở thành cô giáo. Năm 1996, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang, cô xung phong lên công tác tại huyện vùng cao Quản Bạ và được phân công giảng dạy tại Trường Tiểu học Đông Hà, xã Đông Hà. Đến năm 2006, cô Hạnh được điều động sang là Hiệu phó Trường PTDT bán trú Tiểu học Lùng Tám cho đến nay. Cô Hạnh cho biết: “Những ngày đầu nhận công tác, cảm nhận đầu tiên của tôi là các trường ở vùng cao vô cùng khó khăn, đặc biệt là các điểm trường còn khó khăn hơn gấp bội. Các học sinh ở đây là đồng bào dân tộc thiểu số nên việc giao tiếp giữa cô và trò cũng gặp khó, phải dùng cử chỉ, động tác mô phỏng. Mặc dù đôi lúc cũng nản lòng, nhưng tiếp xúc với các em lâu ngày, tôi lại cảm thấy có một tình cảm rất đặc biệt”. Vì lẽ đó, sau hơn 20 năm công tác, cô Hạnh vẫn luôn khẳng định “nếu được chọn lại, tôi vẫn chọn làm cô giáo vùng cao”.

Luôn tâm niệm lời dạy của Bác Hồ “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, nhiều lần, cô Hạnh đã trích số tiền lương ít ỏi của mình mua vở, bút cho học sinh nghèo. Bằng sự ân cần của mình, cô đã gieo vào tâm hồn các học trò nhỏ ước mơ về tương lai. Nhiều học trò của cô đã tiếp tục học lên cao, trở thành thầy giáo, cô giáo, cán bộ về phục vụ tại quê nhà.

Với nhiệt huyết, khát vọng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, trong quá trình công tác, cô luôn là giáo viên dạy giỏi cấp trường, huyện, tỉnh. Mặc dù là cán bộ quản lý, nhưng khi thiếu giáo viên, cô Hạnh vẫn đứng lớp để cùng chia sẻ với giáo viên của nhà trường. Cô được đồng nghiệp đánh giá là một trong những Hiệu phó đi đầu trong việc vận dụng sáng tạo phương pháp giáo dục, quản lý mới để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường. Cô Hạnh cho biết: “Để có những kết quả như vậy là nhờ trong quá trình giảng dạy, tôi không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tham khảo các loại tài liệu, sách báo để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho mình. Việc học Bác phải được thực hiện mọi lúc, mọi nơi và vận dụng nhuần nhuyễn trong từng trường hợp cụ thể để làm sao có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất”.

Hơn 23 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục, cô Hạnh đã đem hết khả năng, tâm huyết của mình để chắp cánh ước mơ cho các học sinh vùng cao. Với những cống hiến đó, nhiều năm liền cô được UBND tỉnh, UBND huyện tặng Bằng khen, Giấy khen, được đồng nghiệp quý mến, phụ huynh tin tưởng. Tuy nhiên, với cô Phạm Thị Hạnh phần thưởng lớn nhất mà cô nhận được có lẽ vẫn là hàng ngày được thấy từng lớp học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước trưởng thành.

Bài, ảnh: Lê Hải


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Di huấn của Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng

BHG - Cùng với việc hoàn thiện bản Di chúc, nhân kỷ niệm 39 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930- 3.2.1969), Chủ tịch Hồ CHí Minh đã viết bài báo "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" đăng trên báo Nhân dân. Bài viết gồm 684 từ, ngắn gọn, súc tích, nêu lên một vấn đề rất quan trọng vừa có tính chiến lược lâu dài, vừa thiết thực mang tính thời sự đối với Đảng cầm quyền. Trong bài viết, Hồ Chí Minh đã gắn đạo đức cách mạng với chủ nghĩa cá nhân.

 

29/09/2019
Hoàng Thị Lâm - Bí thư Chi bộ nhiệt tình, trách nhiệm

BHG - Thời gian qua, bà Hoàng Thị Lâm (sinh 1960), Bí thư Chi bộ tổ dân phố 16, phường Nguyễn Trãi (thành phố Hà Giang) đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân khu phố thực hiện việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh", thực hiện trang trí, trang hoàng đô thị và làm tốt công tác vệ sinh môi trường tại địa phương.

28/10/2019
Nghệ sỹ Ưu tú Ma Thị Nết hết mình vì nghệ thuật

BHG - Ngày 29.8, tại Nhà hát lớn (Hà Nội), diễn ra Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân (NSND), Nghệ sỹ Ưu tú (NSƯT) và vinh danh gần 400 nghệ sỹ trên cả nước. Trong danh sách ấy, chị Ma Thị Nết, Nghệ sỹ thuộc Đoàn Nghệ thuật tỉnh Hà Giang vinh dự được đón nhận danh hiệu NSƯT. Mặc dù là danh hiệu cá nhân, nhưng chị là đại diện duy nhất của tỉnh Hà Giang có mặt tại buổi lễ để đón nhận danh hiệu cao quý đó. 

25/09/2019
Kho K64 học tập và làm theo lời Bác

BHG - "…Vũ khí là mồ hôi nước mắt của đồng bào, là xương máu của bộ đội, vì vậy phải quý trọng nó, phải tiết kiệm, ngăn nắp, phải sử dụng hợp lý...", đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong "Bài nói tại Hội nghị cán bộ chuẩn bị Chiến dịch Tây Bắc", ngày 9.9.1952. Đã 67 năm, những lời dặn của Người vẫn còn nguyên giá trị với cán bộ, chiến sỹ Kho K64 Bộ CHQS tỉnh.

 

25/09/2019