Di chúc và 8 lời căn dặn của Bác luôn xuyên suốt trong sự phát triển của Hà Giang

15:46, 21/08/2019

BHG - Tháng 3.1961, Bác Hồ có dịp lên Hà Giang, Người đã có buổi nói chuyện với gần 1,7 vạn đồng bào, cán bộ, chiến sỹ tại sân vận động thị xã Hà Giang. Tại đây, Bác đã có những lời căn dặn rất toàn diện trên các mặt đối với Đảng bộ và nhân dân Hà Giang. 8 lời căn dặn ấy như một ý nguyện riêng của Người với mảnh đất Hà Giang, được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Hà Giang khắc sâu.

Qua những lời căn dặn của Người với Hà Giang, càng khẳng định, Bác Hồ của chúng ta không cao vời, Người là hiện thân của sự gần gũi với nhân dân, luôn theo sát sự phát triển của các địa phương, đặc biệt là những địa phương còn khó khăn như Hà Giang. Đọc những lời căn dặn của Người, đó không phải là ngôn từ hàn lâm mà là những điều mà mỗi người dân, cán bộ, đảng viên đều hiểu. 8 lời căn dặn của Người đầu tiên là tinh thần đoàn kết, tiếp đó là việc phải ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, là trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ rừng, bảo vệ sức khỏe nhân dân, là học cái chữ và xây dựng đời sống mới.

Quảng trường 36/3, nơi cách đây 58 năm (tháng 3.1961), Bác Hồ đã có buổi nói chuyện với gần 1,7 vạn đồng bào các dân tộc Hà Giang.
Quảng trường 26/3, nơi cách đây 58 năm (tháng 3.1961), Bác Hồ đã có buổi nói chuyện với gần 1,7 vạn đồng bào các dân tộc Hà Giang.

Hơn 8 năm sau kể từ lần lên Hà Giang, năm 1969 Người ra đi và để lại bản Di chúc cho toàn thể dân tộc ta. Bản Di chúc ấy rất ngắn gọn, nhưng lại quá đầy đủ cho dân tộc ta, Đảng ta. Trong đó, chỉ có mấy chục từ ít ỏi người viết cho cá nhân mình. 50 năm qua, xuyên suốt hành trình đấu tranh, xây dựng và phát triển, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Giang đã không ngừng thực hiện những di nguyện của Người. Cùng với bản Di chúc, 8 lời căn dặn của Bác luôn là một ý nguyện riêng mà Người dành cho mảnh đất vùng cao biên giới Hà Giang khó khăn. Đó chính là niềm tự hào lớn lao của người Hà Giang, bước theo con đường mà Đảng và Bác đã lựa chọn.

Thực hiện lời căn dặn của Bác, từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước, với sự quan tâm của Trung ương, của Khu ủy Việt Bắc, Hà Giang đã không ngừng làm nên những kỳ tích, đó là việc mở con đường Hạnh Phúc huyền thoại dài hơn 170km chạy từ thành phố Hà Giang đến trung tâm huyện Mèo Vạc; rồi đến con đường Bắc Quang – Hoàng Su Phì... Những con đường cách mạng ấy thực sự là những cuộc “cách mạng” về giao thông, là cầu nối ý Đảng – lòng dân, là tấm gương sáng ngời về tinh thần lao động cộng sản, sự hy sinh máu xương của tuổi trẻ, của khí chất và tinh thần đoàn kết các dân tộc cho sự phát triển của Hà Giang. Từ những năm 60 khó khăn ấy, Tỉnh ủy đã chỉ đạo thực hiện “nêu gương” với với khẩu hiệu “Bí thư ra tay lãnh đạo và phát động chiến dịch tiến quân vào 4 mặt, gồm: Làm phân bón, làm thủy lợi, làm công cụ cải tiến và làm đất kỹ”; triển khai các chiến dịch như: “Tuần lễ làm phân chống Mỹ”, “Thửa ruộng Lâm Đồng”… Từ đó, giúp đời sống kinh tế của nhân dân tăng lên rõ rệt và thực hiện tốt nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Ngày 2.9.1969, trong lúc chúng ta đang đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa. Ngay sau đó, BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã họp phiên đặc biệt, phát động phong trào “biến đau thương thành hành động cách mạng” với các nội dung như đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chăm sóc lúa và hoa màu ở nông thôn, thực hiện kỷ luật lao động, tăng năng suất lao động ở cơ quan, xí nghiệp. Qua đó, thu được nhiều thắng lợi trên các mặt.

 


Năm 1976, đáp ứng yêu cầu của cách mạng, 2 tỉnh Hà Giang – Tuyên Quang được sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Sự chung lưng, đấu cật, sự đoàn kết của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Hà Tuyên đã góp phần cùng với cả nước thực hiện tốt  nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giai đoạn từ 1976 – 1989; Hà Tuyên vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang năm 1985, nhiều tập thể, cá nhân được phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động.  

Năm 1991, Hà Giang được tái lập. Từ đây tiếp tục khởi đầu một hành trình gian nan khi Hà Giang là nơi được ví có những “cái nhất” cả nước như: Địa phương thoát khỏi chiến tranh muộn nhất, nơi có nhiều đá nhất, thiếu đất canh tác nhất cả nước, thiếu nước sinh hoạt nhất cả nước và là một trong những địa phương nghèo nhất nước… Thấm nhuần những lời căn dặn của Bác Hồ và Di chúc của Người. Bằng tinh thần không cam chịu đói nghèo, gần 30 năm qua, kể từ khi tái lập tỉnh, cũng là thời gian thực hiện công cuộc đổi mới, Hà Giang đã thể hiện rõ tinh thần cả tỉnh chung một ý chí vươn lên chống “giặc dốt”, “giặc đói”, chống thiên tai…

Trên tinh thần đó, tháng 10.1999 Hà Giang được Chính phủ công nhân đạt chuẩn Quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học. Đây có thể coi là kỳ tích qua hàng chục năm phấn đấu. Chương trình “mái nhà, bể nước, con bò” đầu những năm 2000 cho thấy cả Hà Giang đã chung một ý chí, đoàn kết cho mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Hơn trăm chiếc “hồ treo” được xây dựng ở các huyện vùng cao núi đá thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực kêu gọi của tỉnh, giúp giải cơn khát cho đồng bào vùng cao. Đến nay, toàn tỉnh đã có 33 xã đạt chuẩn xây dựng Nông thôn mới; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2018 đạt trên 2.100 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2018 giảm còn 28,75%. Hà Giang đã và đang trở thành một trung tâm du lịch, với các điểm đến hấp dẫn như Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, Di tích ruộng bậc thang Hoàng Su Phì; Hà Giang là một trong những địa phương trong cả nước đi đầu về ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện tốt việc tổ chức hội nghị truyền hình trực tuyến 4 cấp, góp phần giảm chi phí tổ chức hội nghị theo cách truyền thống; công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị luôn được quan tâm, song hành với các nhiệm vụ phát triển KT - XH; QP – AN được đảm bảo…

 

Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Chí Bảo trong buổi ghi hình kể về hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Chí Bảo trong buổi ghi hình tại Đài PT-TH Hà Giang kể về hoàn cảnh lịch sử và sự ra đời bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong sự phát triển chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế trong suốt hành trình thực hiện những lời Bác Hồ căn dặn Hà Giang, cũng như việc thực hiện Di chúc của Người trong suốt 50 năm qua. Đó là có lúc, có nơi vẫn còn biểu hiện của sự bảo thủ, thiếu ý chí, tinh thần tự lực, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ nại; đó là biểu hiện của sự quan liêu, của chủ nghĩa cá nhân, xa rời quần chúng, sự tha hóa, biến chất trong một bộ phận cán bộ, đảng viên…

Trong nỗ lực thực hiện lời Bác căn dặn với Hà Giang và thực hiện Di chúc của Người, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh vẫn đang thể hiện quyết tâm sớm đưa Hà Giang thoát khỏi tình trạng kém phát triển; tích cực đấu tranh với các biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống; đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; thực hiện việc sàng lọc những cán bộ không đủ đức, đủ tài ra khỏi bộ máy hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết T.Ư4 các khóa XI, XII.

Tại hội thảo khoa học Hà Giang 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, được tổ chức mới đây, thật đáng mừng khi cùng với nhiều ý kiến thể hiện niềm tin vào giá trị Di chúc của Bác, em Nguyễn Thúy Hiền, học sinh lớp 12, trường THPT Chuyên Hà Giang đại diện cho thế hệ trẻ Hà Giang đã khẳng định: chúng ta cần kiên định với mục tiêu, với những mong muốn cuối cùng của Bác trước lúc đi xa được thể hiện trong Di chúc của Người. 

Huy Toán


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đội Thiếu niên Tiền phong Hoàng Su Phì học tập và làm theo lời Bác

BHG - Những năm qua, đẩy mạnh phong trào thi đua học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, Đội Thiếu niên tiền phong (TNTP) Hồ Chí Minh huyện Hoàng Su Phì ngày càng có những bước phát triển vững mạnh. Các phong trào, hoạt động đội không chỉ góp phần rèn luyện đội viên, tạo thêm nhiều sân chơi thu hút các bạn nhỏ tuổi tham gia hoạt động mà còn góp phần xây dựng Đội vững mạnh, tiến bước lên Đoàn.

 

28/06/2019
Cựu chiến binh Trương Quốc Thắng tích cực tham gia công tác xã hội

BHG - Những năm qua, phong trào cựu chiến binh (CCB) gương mẫu "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" được cán bộ, hội viên Hội CCB các cấp tích cực hưởng ứng. Nhiều CCB đã gương mẫu, tham gia các phong trào ở địa phương và là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Điển hình như CCB Trương Quốc Thắng (sinh 1957), Tổ trưởng tổ dân phố 3, thị trấn Vị Xuyên (Vị Xuyên); một CCB gương mẫu, luôn sống và làm việc đúng với bản chất "Bộ đội Cụ Hồ".

 

27/07/2019
Chi bộ thôn Châng học Bác để thành công

BHG - "Khi thực hiện công tác dân vận, chúng tôi nói với đồng bào về tầm nhìn chiến lược cho thế hệ tương lai: Bây giờ, Đảng, Nhà nước có chủ trương, đường lối phát triển KT-XH như vậy, nếu mình không đồng thuận làm thì biết đâu, đời con, cháu sau này lại trách bậc tiền bối thiếu nhanh nhạy, ngại đổi mới…". Đó là chia sẻ của Bí thư Chi bộ thôn Châng Nguyễn Văn Mùi về kết quả "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" để tạo thành công ở cơ sở.

 

27/06/2019
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Lý làm giàu từ kinh tế tổng hợp

BHG - Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, trên địa bàn xã Phương Thiện, thành phố Hà Giang xuất hiện nhiều gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Trong đó, CCB Nguyễn Văn Lý, thôn Tiến Thắng, xã Phương Thiện là một điển hình. Năm 1993, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương và xây dựng gia đình, ông Nguyễn Văn Lý đã trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế. Với phẩm chất của người lính Cụ Hồ...

25/07/2019