Cựu chiến binh Nguyễn Thanh Phúc làm kinh tế giỏi

17:16, 23/03/2018

BHG - Đến thăm gia đình cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Thanh Phúc, thôn Niêm Đồng, xã Niêm Sơn (Mèo Vạc), chúng tôi khâm phục ý chí, sự tâm huyết của ông khi vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế gia đình từ mô hình chăn nuôi tổng hợp mang lại thu nhập cao.

Ông Phúc chăm sóc đàn hoẵng của gia đình.
Ông Phúc chăm sóc đàn hoẵng của gia đình.

Năm 1976, khi vừa tròn 19 tuổi, chàng trai trẻ Nguyễn Thanh Phúc tình nguyện tham gia nhập ngũ và đóng quân tại Đơn vị C10 (Yên Minh). Sau đó, ông được chuyển đến Tiểu đoàn 21, trực thuộc Phòng Tham mưu Bộ CHQS tỉnh Hà Tuyên. Tháng 5.1981, ông xuất ngũ, trở về địa phương. Là người được rèn luyện, học tập trong môi trường Quân đội, năm 1985, ông được bầu làm Xã đội phó, Ủy viên BCH Đảng bộ xã Niêm Sơn. Từ năm 2010 đến nay, ông là Bí thư Chi bộ, kiêm Chủ tịch Hội CCB thôn Niêm Đồng.

Ngoài việc tham gia công tác xã hội, ông Phúc còn tích cực phát triển kinh tế gia đình với mô hình Vườn – Ao – Chuồng; ông đầu tư đào ao, thả cá, với diện tích hơn 100 m2 và thả các loại cá: Bỗng, Trắm, Rô-phi,... nguồn thức ăn cho cá được gia đình chủ động bằng cách trồng thêm cỏ, tận dụng thân cây chuối. Cùng với nuôi cá, ông còn nuôi gần chục con lợn đen giống địa phương. Nhận thấy những thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương; ông trồng thêm cả cây ăn quả, với diện tích khoảng 0,2 ha, ông trồng các loại cây ăn quả như: Xoài, Vải thiều, Ổi và Dứa. Hiện, các loại cây đã trồng đã được trên 3 năm và bắt đầu cho thu hoạch.

Đặ biệt, vào năm 2012, ông Phúc mua được 1 con Hoẵng cái của người dân địa phương; cũng năm đó, ông tìm mua được một con Hoẵng đực từ huyện Bảo Lâm (Cao Bằng). Lúc này, ông đã nhen nhóm ý tưởng thuần hóa và nuôi Hoẵng sinh sản. Ông đã đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố, có tường bao, lưới thép vây xung quanh. Ông Phúc cho hay: Hoẵng là loài động vật rừng nên thức ăn chỉ là một số loại lá cây rừng, cỏ và củ quả. Từ một đôi Hoẵng đầu tiên, sau 2 năm, cặp Hoẵng của gia đình đã sinh sản lứa đầu tiên. Đến nay, sau 6 năm nuôi nhốt, tổng đàn Hoẵng của gia đình ông Phúc đã có 11 con. Hoẵng trưởng thành, có trọng lượng từ 20 đến 25 kg, ông đã xuất bán 2 con, với giá là 15 triệu đồng/con. Thấy đàn Hoẵng phát triển tốt và xác định đầu tư nuôi lâu dài, năm 2016, ông Phúc đã làm đơn xin nuôi Hoẵng và được cấp phép nuôi động vật hoang dã thông thường vì mục đích thương mại.

Không chỉ năng động trong phát triển chăn nuôi, ông Phúc còn nổi tiếng “khéo tay” từ việc làm thịt chua gia truyền. Sản phẩm thịt lợn chua được ông sử dụng chính từ lợn đen của gia đình nuôi. Nhiều năm qua, ông đã xuất ra thị trường món thịt chua thơm ngon và được khách hành ưa chuộng. Theo ông Phúc, thịt lợn đen sau khi làm sạch, thái vừa miếng đem trộn với thính và ủ trong chum sành khoảng 2 tháng là sử dụng được. Sản phẩm thịt chua của gia đình ông hiện đang được cung cấp cho một số nhà hàng, quán ăn trên địa bàn và thị trấn Mèo Vạc, với giá 200 nghìn đồng/kg. Hiện, gia đình ông luôn có sẵn từ 30 – 40 kg thịt chua. Về lâu dài, ông Phúc cho biết, ông sẽ đăng ký thương hiệu cho sản phẩm thịt lợn chua và xây dựng bao bì, nhãn mác đề người dùng yên tâm sử dụng.

Với bản tính cần cù, năng động trong phát triển kinh tế đem lại hiệu quả kinh tế; nhiều năm liền, gia đình ông được Hội Nông dân các cấp tặng Bằng khen, Giấy khen vì có thành tích trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi. Từ mô hình vườn – ao - chuồng, chăn nuôi và làm thịt chua; mỗi năm, sau khi trừ chi phí, gia đình ông còn thu được từ 50 - 60 triệu đồng. Có thể nói, ông Phúc hiện là một tấm gương về sự chịu khó, năng động; từ các mô hình thành công của ông, sẽ là cơ sở để bà con trong thôn Niêm Đồng học tập và nhân rộng.

Bài, ảnh: PHẠM HOAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người thầy thuốc tận tụy, hết lòng phục vụ nhân dân

BHG - "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh, đảm bảo mọi chế độ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân, không gây phiền hà…" - đó là những điều Bác sỹ Phạm Mạnh Công, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) huyện Quang Bình luôn quán triệt, nhắc nhở cán bộ, y, bác sỹ tại các buổi giao ban.

27/02/2018
"Bông hoa ngân hàng" làm theo lời Bác

BHG - Trong hối hả công việc đầu năm, qua đặt lịch với lãnh đạo Agribank Hà Giang, chúng tôi mới có thể cắt ngang công việc đầy bận rộn của chị Vũ Thị Thanh Giang, thủ quỹ của Tổ Ngân quỹ, Phòng Kế toán, thuộc Agribank Hà Giang. Chị là "bông hoa" đẹp của ngành Ngân hàng với hình ảnh tận tụy, trung thực. Không chỉ vậy, năm 2017, chị là người phát hiện và trả lại nhiều món tiền thừa cho khách hàng nhất ở Agirbank Hà Giang.

 

23/03/2018
Dào Văn Hò nêu gương làm kinh tế giỏi

BHG - Là Giám đốc HTX Sản xuất rượu Thiên Hương nổi tiếng ở huyện Đồng Văn, anh Dào Văn Hò, tổ 5, thị trấn Đồng Văn (Đồng Văn) nhận thấy nguồn bỗng rượu của HTX khá nhiều và có thể tận dụng chăn nuôi. Chính vì vậy, anh đã mạnh dạn vay vốn để xây dựng trang trại nuôi lợn thương phẩm; nuôi bò, trâu và ngựa vỗ béo. Đến nay, trang trại của gia đình anh Hò là một trong trang trại chăn nuôi lớn, có nguồn thu nhập cao ở thị trấn Đồng Văn, nêu gương làm kinh tế cho nhiều gia đình khác. 

22/03/2018
Tấm gương điển hình trong học tập và làm theo Bác

BHG - Không quản ngại khó khăn, luôn tận tâm với công việc, Thượng úy Hoàng Tiến Hùng, Phó Đội trưởng, Đội nghiên cứu chuyên đề về trật tự xã hội, Phòng tham mưu Công an tỉnh là một trong những tấm gương điển hình trong việc học tập và làm theo 6 điều Bác dạy Công an Nhân dân (CAND). Trong quá trình công tác, Thượng úy Hoàng Tiến Hùng luôn chú trọng giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh; thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện theo 6 điều Bác Hồ dạy CAND...

21/03/2018