Khéo dùng cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh

09:18, 17/05/2017

BHG - Dùng cán bộ là trách nhiệm của người lãnh đạo, thể hiện tài năng của người lãnh đạo và là một tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo tốt, cán bộ lãnh đạo giỏi. Dùng cán bộ cho đúng thì mới phát huy được điểm mạnh của người cán bộ, giúp cán bộ khắc phục được những hạn chế, khiếm khuyết và tạo điều kiện cho cán bộ hoàn thành tốt công việc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, dùng cán bộ phải khéo, phải làm cho đúng, cho khách quan, phải dựa trên cơ sở đánh giá đúng cán bộ và là trách nhiệm của người lãnh đạo, người làm công tác cán bộ phải có lòng “độ lượng vĩ đại” thì mới có thể đánh giá và sử dụng cán bộ một cách “chí công vô tư”. Thực tế cho thấy, Người là bậc thầy của việc dùng cán bộ. Người đã nâng việc dùng cán bộ lên trở thành “nghệ thuật” dùng cán bộ. Bằng sự khéo léo, tài tình của Hồ Chí Minh trong việc dùng cán bộ đã góp phần làm nên những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Cố nhiên việc hay hay dở, một phần do cán bộ đủ năng lực hay không. Nhưng một phần cũng do cách lãnh đạo đúng hay không... Lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hóa ra to. Lãnh đạo không khéo, tài to cũng hóa ra tài nhỏ”. Qua đó, Người đã giúp chúng ta nhận thức rõ ràng, đầy đủ về tầm quan trọng của việc dùng cán bộ và mối quan hệ chặt chẽ giữa việc lựa chọn cán bộ và dùng cán bộ. Qua công tác lựa chọn cán bộ, đã lựa chọn được cán bộ tốt và việc cán bộ tốt có phát huy được tài năng, phẩm chất hay không để phục vụ công việc của cách mạng thì công tác sử dụng cán bộ là khâu quyết định.

Dùng cán bộ là một khâu quan trọng, song theo Hồ Chí Minh, muốn dùng cán bộ cho đúng, cho tốt đòi hỏi lãnh đạo: “Khi giao công tác cho cán bộ cần phải chỉ đạo rõ ràng, sắp đặt đầy đủ. Vạch rõ những điểm chính, và những khó khăn có thể xảy ra. Những vấn đề đã quyết định rồi, thả cho họ làm, khuyên gắng họ cứ cả gan mà làm. Cũng như trong quân đội, khi chiến lược chiến thuật và nhiệm vụ đã quyết định rồi, vị Tổng Tư lệnh không cần nhúng vào những vấn đề lặt vặt. Phải để cho các cấp chỉ huy có quyền “tùy cơ ứng biến”, mới có thể phát triển tài năng của họ. Việc gì cấp trên cũng nhúng vào, cán bộ cũng như một cái máy, việc gì cũng chờ mệnh lệnh, sinh ra ỷ lại, mất hết sáng kiến. Trước khi trao công tác, cần phải bàn kỹ với cán bộ. Nếu họ gánh không nổi, chớ miễn cưỡng trao việc đó cho họ. Khi đã trao cho họ phải hoàn toàn tin họ. Không nên sớm ra lệnh này, trưa đổi lệnh khác. Nếu không tin cán bộ, sợ họ làm không được, rồi việc gì mình cũng nhúng vào. Kết quả thành chứng bao biện, công việc vẫn không xong. Cán bộ thì vơ vẩn cả ngày, buồn rầu, nản chí”.

Hồ Chí Minh cho rằng, dùng cán bộ phải biết tùy tài mà dùng người: “Việc dùng nhân tài, ta không nên căn cứ vào những điều kiện quá khắt khe. Miễn là không phản lại quyền lợi dân chúng, không phải là Việt gian, thân pháp, thân Nhật có lòng trung thành với Tổ quốc là có thể dùng được. Tài to ta dùng vào việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy. Biết dùng người như vậy, ta sẽ không lo gì thiếu cán bộ”. Dùng nhân tài phải hợp lý, nghĩa là phải căn cứ đúng năng lực, chuyên môn, sở trường, tài năng của họ, tuyệt đối chớ “dùng thợ mộc làm nghề thợ rèn”. Dùng người tài mà không đúng việc sẽ không chạy, không được việc, làm thui chột nhân tài và có hại cho Đảng, thể hiện sự yếu kém trong công tác cán bộ của Đảng. Như vậy, việc dùng cán bộ sẽ giúp cán bộ có tài nhỏ mà hoá tài to; ngược lại, thì cán bộ dù có tài to mấy thì cũng hóa tài nhỏ. Đó là một nguyên tắc hết sức quý báu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về việc dùng cán bộ.

Ngày nay, những lời căn dặn, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ vẫn còn nguyên giá trị. Để vận dụng, yêu cầu có sự linh hoạt cao trong cách dùng người, sửa chữa những khuyết điểm cho họ, giúp đỡ ưu điểm của họ. Đừng vì sự cảm nhận chủ quan: thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao... Nếu trả họ đúng vị trí, biết tùy tài mà dùng người, thì mọi việc đều thành công.      

Hoàng Thị Hiếu (Trường Chính trị tỉnh)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Có một chàng trai Hà Giang xuất sắc trên xứ sở Bạch Dương

BHG - Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Hà Giang, từ nhỏ Phạm Xuân Thiện luôn xác định rằng con đường học vấn chính là lựa chọn đúng đắn nhất để đạt được ước mơ hoài bão của mình.Phạm Xuân Thiện (sinh 1996), hiện đang sinh sống và học tập tại Trường Đại học Tổng hợp Liên bang Ural, tthành phố Yekaterinburg, Liên Bang Nga. 

29/03/2017
Người nông dân lấy lời Bác dạy làm động lực phát triển kinh tế

sâu sắc. Bản thân mỗi người con trên mảnh đất địa đầu Tổ quốc đều luôn khắc ghi và lấy đó làm động lực vươn lên. Anh Chu Tả Minh, thôn Khai Hoang Bản Vàng, xã Hữu Vinh (Yên Minh) là một trong những tấm gương tiêu biểu làm theo lời Bác dạy: "Phải chú ý hơn nữa bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng. Trồng cây ăn quả và cây làm thuốc".

25/03/2017
Ý chí làm giàu của đảng viên Giàng Mí Cho

BHG- Tích cực học tập và làm theo lời Bác, đảng viên Giàng Mí Cho, sống tại thôn Séo Lủng B, xã Sảng Tủng (Đồng Văn) đã không ngại khó, chủ động tìm tòi, học tập để phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống từ mô hình chăn nuôi lợn thịt.

21/04/2017
Người phụ nữ khuyết tật tiêu biểu

BHG- Khi được tin chị Nguyễn Thị Thu, Ủy viên Ban Thường vụ Hội người Khuyết tật tỉnh Hà Giang, Chủ tịch Hội người Khuyết tật huyện Vị Xuyên được vinh dự là một trong 4 đại diện nữ tiêu biểu của Hội người Khuyết tật và Hội người Mù tỉnh ta tham dự Lễ vinh danh phụ nữ là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội của người khuyết tật tiêu biểu toàn quốc 

18/04/2017