Bí thư Đảng ủy xã Thài Phìn Tủng, thành công từ mô hình nuôi gà siêu trứng và ong nội

07:25, 24/05/2017

BHG- Đến thôn Ha Pua Đa, xã Thài Phìn Tủng (Đồng Văn), ai cũng biết đến đảng viên Vừ Sáu Pó; anh không chỉ là Bí thư Đảng ủy xã, mà còn là người luôn biết vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, tạo dựng mô hình hay, cách làm mới để người dân học tập và làm theo.

Anh Vừ Sáu Pó kiểm tra sự phát triển của đàn ong nội.
Anh Vừ Sáu Pó kiểm tra sự phát triển của đàn ong nội.

Xã Thài Phìn Tủng là xã nội địa, tỷ lệ hộ nghèo cao; từ bao đời nay,  người dân nơi đây chủ yếu canh tác bằng việc trồng ngô, rau theo hướng tự cung, tự cấp là chính. Để làm thay đổi cách nghĩ, giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập là nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng ủy xã Thài Phìn Tủng đang tập trung triển khai thực hiện trong nhiệm kỳ 2015 - 2020. Nhưng để làm được điều này, mỗi cán bộ, đảng viên phải là những người đi tiên phong, nêu gương để người dân biết, nghe và làm theo. Với cương vị là Bí thư Đảng ủy xã, anh Vừ Sáu Pó đã mạnh dạn đầu tư thực hiện một số mô hình, cách làm mới; từ đó tạo sức lan tỏa tới cán bộ, đảng viên và người dân trong xã. Năm 2014 - 2015, anh Vừ Sáu Pó đi thăm một số mô hình nuôi gà siêu trứng tại huyện Đại Từ (Thái Nguyên). Qua tìm hiểu thấy gà siêu trứng là loại gà dễ nuôi, có thể phát triển trên địa bàn xã, anh đã cùng một đảng viên khác của xã quyết định đầu tư mua 1.000 con gà siêu trứng giống về nuôi, với quyết tâm xây dựng thành công mô hình gà siêu trứng trên địa bàn xã. Qua đó, tuyên truyền, nhân rộng trong nhân dân làm theo đúng tinh thần chỉ đạo của huyện “Muốn tuyên truyền, nói dân nghe; cán bộ, đảng viên phải là những hạt nhân gương mẫu, đi tiên phong trong mọi hoạt động thông qua việc làm cụ thể, thiết thực”. Sau hơn 2 tháng nuôi gà, có tới trên 800/1.000 con gà đẻ trứng. Số lượng trứng gà đẻ bao nhiêu được giao bán hết cho một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại thị trấn Đồng Văn, các trường học bán trú, nội trú dân nuôi; số lượng gà con giống một phần anh nuôi gây giống, phần còn lại anh bán, cung cấp cho người dân địa phương. Từ thành công của mô hình nuôi gà siêu trứng, năm 2016, anh Vừ Sáu Pó đã mạnh dạn làm thủ tục vay 150 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp huyện Đồng Văn theo chương trình cho vay hỗ trợ lãi xuất của Nghị quyết số 209 HĐND tỉnh để nuôi 160 tổ ong nội. Anh Pó chia sẻ: Nuôi ong nội có nhiều ưu điểm hơn so với nuôi một số con khác là ít dịch bệnh, không đòi hỏi chăm sóc nhiều và phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều hộ trong xã, hộ không có điều kiện cũng có thể nuôi do số vốn đầu tư ít, trong thời gian ngắn là có thể thu lại được gốc. Đây cũng là điều kiện tốt để người dân trong xã áp dụng đầu tư nuôi ong, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống, tăng thu nhập. Anh Pó nhẩm tính, trung bình 1 tổ ong/vụ cho thu từ 5 - 6 lít mật, nếu vào mùa hoa Bạc hà, có thể cho thu 7 lít mật/tổ; giá bán theo thị trường là 500 nghìn đồng/lít. Tính trong năm đầu anh nuôi 160 tổ ong anh thu về được khoảng 320 triệu đồng; trừ chi phí anh để ra được trên 60 triệu đồng. Theo kế hoạch trong năm 2017 này, anh Vừ Sáu Pó sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô đàn ong nội lên 300 tổ. Cũng từ mô hình nuôi ong của anh Pó, nhiều gia đình khác trong xã cũng đã đến học anh về kỹ thuật nuôi, chăm sóc ong và làm thủ tục vay vốn nuôi ong nội.

Với tinh thần nêu gương, dám nghĩ, dám làm, mô hình nuôi ong nội của anh Pó sẽ ngày một phát triển, không những tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho gia đình mà còn phát triển, nhân rộng ra các hộ ở trong, ngoài xã của huyện, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chị Sùng Thị Kía vươn lên từ 1,7 triệu đồng

BHG- Từ 1,7 triệu đồng tiền vốn của gia đình, chị Sùng Thị Kía ở thôn Sủng Nhỉ A, xã Sủng Máng huyện Mèo Vạc đã phát triển cơ sở may mặc của gia đình và thường xuyên tạo công ăn, việc làm cho 2 nhân công; mỗi năm gia đình chị có thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng.

23/05/2017
Câu hỏi 15: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy dân chủ bao gồm những nội dung quan trọng nào?

Trả lời: Dân chủ có nghĩa "dân là chủ", đối lập với quan niệm "quan chủ", thể hiện bản chất trong cấu tạo quyền lực của xã hội. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ"2, "Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ"3, "Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ"4.

23/05/2017
Câu hỏi 14: Hồ Chí Minh quan niệm như thế nào về chiến lược "trồng người"?

Trả lời: Hồ Chí Minh khẳng định: "Trồng người" là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng. Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục – đào tạo theo nghĩa hẹp...

23/05/2017
Câu hỏi 13: Hồ Chí Minh quan niệm thế nào về vai trò của con người mới trong sự nghiệp cách mạng?

Trả lời: Hồ Chí Minh khẳng định, con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, "vô luận việc gì, đều do người  làm ra và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả"1.

23/05/2017