Hà Giang

Chị Kết vươn lên từ nghề cung cấp giống gia cầm

07:14, 06/04/2017

BHG- Chị Nguyễn Thị Kết sinh sống tại tổ 7, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên) được người dân trong vùng biết đến là một gia đình khá giả nhờ trang trại chuyên cung cấp giống gia cầm.

Trước đây, kinh tế gia đình chị gặp nhiều khó khăn, quanh năm chỉ gắn bó với cây ngô, cây lúa. Đến năm 2007, chị đã tìm hiểu và tham khảo một vài mô hình phát triển kinh tế tại địa phương. Sau đó, chị quyết định đầu tư theo hướng cung cấp giống gia cầm, nhập những con giống ngan, ngỗng, vịt, gà  nuôi cho cứng cáp rồi đem bán. Ban đầu với số vốn ít ỏi, và chưa có kinh nghiệm nên chị thử nghiệm với quy mô nhỏ, nhập về khoảng 500 con giống/mỗi đợt. Sau khi có kinh nghiệm nuôi và nhận thấy tiềm năng phát triển, gia đình chị mở rộng lên đến 2.000 con giống mỗi đợt.

Năm 2011, từ chính sách hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, gia đình chị được hỗ trợ 15 triệu đồng. Từ nguồn vốn này, chị mở rộng chuồng trại lên 90 ô để nuôi gia cầm. Số lượng nhập giống về của gia đình vào khoảng 500 – 1.000 con giống/ngày. Theo chị Kết, giống gia cầm được chị nhập từ các các cơ sở chuyên cung cấp giống có uy tín ở Phú Xuyên (Hà Nội) đã qua kiểm nghiệm và tiêm phòng nghiêm ngặt nên rất an tâm.

Chị Kết cho biết: Thông thường khi nhập giống về, nuôi úm khoảng 8 – 10 ngày cho đàn gia cầm cứng cáp, khỏe mạnh rồi bán lại cho các chợ đầu mối với giá từ 12 – 13.000 đồng/con. Nếu chăm sóc cẩn thận, cứng cáp hơn thì lên đến 14 – 15.000 đồng/con. Trung bình mỗi ngày trang trại của gia đình chị bán ra được trên dưới 1.000 con giống. Với hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi giống gia cầm, chị Kết đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc chọn những con giống tốt cũng như chăm sóc con giống và công tác phòng, chống dịch bệnh. Ngoài ra, gia đình chị thường xuyên quét dọn, phun rửa chuồng trại 2 – 3 lần/tuần để đảm bảo môi trường sống an toàn cho con giống.

Sau mỗi đợt xuất bán con giống, gia đình chị lại tổng vệ sinh chuồng trại, máng ăn để diệt tận gốc các mầm bệnh phát sinh, an toàn cho lứa tiếp theo. Nhờ có sự phòng ngừa tích cực nên con giống gia cầm của gia đình chị luôn khỏe mạnh và sinh trưởng tốt. Trung bình mỗi tháng, sau khi trừ chi phí, gia đình chị thu về hơn 30 triệu đồng từ trang trại nuôi giống gia cầm. Ngoài ra, trang trại của gia đình chị còn tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động địa phương với mức thu nhập 2,5 triệu đồng/tháng và nhiều lao động thời vụ khác với mức thu nhập 100 nghìn đồng/ngày.

Với bản tính cần cù, chịu thương, chịu khó cộng với quyết tâm không cam chịu đói nghèo, giờ đây gia đình chị đã vươn lên khá giả, con cái được học hành đến nơi đến chốn. Chị Kết xứng đáng là tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong phát triển kinh tế để bà con trong tổ dân phố học tập, noi theo.

Bùi Hương (SV kiến tập)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Có một chàng trai Hà Giang xuất sắc trên xứ sở Bạch Dương

BHG - Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Hà Giang, từ nhỏ Phạm Xuân Thiện luôn xác định rằng con đường học vấn chính là lựa chọn đúng đắn nhất để đạt được ước mơ hoài bão của mình.Phạm Xuân Thiện (sinh 1996), hiện đang sinh sống và học tập tại Trường Đại học Tổng hợp Liên bang Ural, tthành phố Yekaterinburg, Liên Bang Nga. 

29/03/2017
Hiệu quả công tác tư tưởng gắn đẩy mạnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

Xuân 2017 - Xác định học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những nội dung quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng, hàng năm Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14.5.2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) và gắn với Tám lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang. 

27/01/2017
Người nông dân lấy lời Bác dạy làm động lực phát triển kinh tế

sâu sắc. Bản thân mỗi người con trên mảnh đất địa đầu Tổ quốc đều luôn khắc ghi và lấy đó làm động lực vươn lên. Anh Chu Tả Minh, thôn Khai Hoang Bản Vàng, xã Hữu Vinh (Yên Minh) là một trong những tấm gương tiêu biểu làm theo lời Bác dạy: "Phải chú ý hơn nữa bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng. Trồng cây ăn quả và cây làm thuốc".

25/03/2017
Phạm Đình Phẩm - người thầy thuốc tận tụy

BHG- Đó là nhận xét của những đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) huyện Đồng Văn dành cho Bác sỹ Phạm Đình Phẩm, hiện là Giám đốc BVĐK huyện Đồng Văn.

25/02/2017