Hà Giang

Người chèo lái "Con thuyền In"

19:14, 07/02/2015

Xuân 2015- Tôi biết chú Lê Công, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP in Hà Giang từ nhiều năm nay. Người lính Cụ Hồ bước ra từ khói lửa chiến trường năm xưa và là thương binh hạng 4/4, có tính cách điềm đạm, giản dị. Chú ít kể về những tấm huân, huy chương, danh hiệu mà nếu trưng diện, có thể phủ kín ngực áo. Tôi vẫn đùa, những thành tích ấy như “tấm áo giáp” trước thách thức của cuộc sống. 

Lãnh đạo Hiệp Hội In Việt Nam tặng quà lưu niệm các đồng chí lãnh đạo tỉnh tại Hội nghị thường niên Chi hội In khu vực miền núi, trung du phía Bắc. Ảnh: Văn Nghị
Lãnh đạo Hiệp Hội In Việt Nam tặng quà lưu niệm các đồng chí lãnh đạo tỉnh tại Hội nghị thường niên Chi hội In khu vực miền núi, trung du phía Bắc. Ảnh: Văn Nghị

Sinh ra từ miền quê Bình Lục, tỉnh Hà Nam, trải qua những năm tháng sinh tử nơi chiến trường chống đế quốc Mỹ, bảo vệ Tổ quốc. Đến năm 1970, chú Công chuyển ngành lên Hà Giang công tác. Hơn 40 năm vì Hà Giang phát triển, chú kinh qua công tác tại nhiều đơn vị ở thị xã Hà Giang trước đây... Từ khi tách tỉnh Hà Tuyên năm 1991 đến nay, chú Lê Công đã gắn bó thủy chung với Công ty CP In Hà Giang.

Bên ấm trà nóng ngày cuối năm, chú Lê Công không kể về thành tích trèo lái “con thuyền in”, mà kể câu chuyện mấy chục năm làm Bí thư Chi bộ, Giám đốc, rồi Chủ tịch HĐQT Công ty, đã có 42 anh chị em công nhân được chú và Chi bộ dìu dắt, kết nạp. Theo chú Lê Công, trong cơ chế thị trường, người lao động là vốn quý nhất của doanh nghiệp, vì thế chăm lo đời sống cho người lao động phải là số một. Cũng bởi vậy mà không phải doanh nghiệp nào cũng xây dựng được cốt lõi là chi bộ Đảng vững mạnh như Công ty In.

Trên địa bàn tỉnh nhiều năm qua có khoảng 28 cơ sở in tư nhân. Có cơ sở làm ăn thiếu lành mạnh, giành giật khách hàng, có cơ sở rất có thể đã thành nơi... bán hóa đơn, trốn thuế. Những đối tượng ấy như những “in tặc”, o ép sự phát triển của Công ty. Nhưng trước sự khó khăn ấy, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, Ban lãnh đạo mà người đứng đầu là chú Lê Công, một mặt Công ty vừa phải đầu tư đổi mới trang thiết bị in, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công nhân, một mặt phải năng động hợp tác, liên kết, mở rộng thị trường để tạo việc làm, thu nhập cho người lao động. Về điều này, Công ty CP In đã thành công, khẳng định một điều, trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp làm ăn thật vẫn tồn tại, phát triển.

Từ năm 2008 đến nay, sau cổ phần hóa, Công ty không chỉ ổn định đời sống cho hàng chục cán bộ, công nhân, mà còn phát triển từ chỗ tổng giá trị tài sản chỉ có 4,7 tỷ đồng thì nay đã là 7,1 tỷ đồng. Tổng thu của Công ty đạt ngót 60 tỷ đồng, nộp thuế cho Nhà nước trên 2,54 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Công ty đã giành 195 triệu đồng ủng hộ các địa phương khó khăn trong tỉnh...

 Trải qua rất nhiều thử thách, 23 năm phát triển, dưới sự lãnh đạo của chú Lê Công, “con thuyền in” đã vượt qua nhiều gian khó nơi Miền đá Hà Giang. Đồng chí Hoàng Quốc Đạt, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh nhận xét, đồng chí Lê Công đã vượt qua “2 mặt trận” của thời chiến và thời bình, đó là chiến trường và thương trường. Những năm qua, trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng với vai trò lãnh đạo của đồng chí, Công ty CP In Hà Giang đã thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh gắn với nhiệm vụ chính trị. Đồng chí cùng tập thể đã giành rất nhiều thành tích, được các cấp, ngành ghi nhận.

Với những thành tích đạt được qua bề dày công tác, âm thầm cống hiến, chú Lê Công vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì. Quá trình 47 năm công tác, 47 năm tuổi Đảng, ở chú Công vẫn vẹn nguyên khí chất người lính Cụ Hồ. Những hình ảnh ấy là tấm gương suốt đời lao động, học tập theo gương Bác Hồ./.

HUY TOÁN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chàng trai “Sinh vật cảnh”
HGĐT- Khuôn mặt rám nắng và đôi tay chai sần vì thường xuyên sử dụng búa, đục, máy tỉa đá... chàng thanh niên 26 tuổi ấy đã làm cho sắt “nở hoa”, đá thành hòn non bộ và cây trong rừng trở thành tác phẩm nghệ thuật. Người ta gọi anh với cái tên trừu mến: Anh chàng “Sinh vật cảnh” (SVC) – Hoắc Công Hưng. Bởi anh là đoàn viên (ĐV) đầu tiên của huyện Bắc Quang tiên phong phát
30/12/2014
Nghệ nhân người Mông gần 60 năm giữ nghề truyền thống
HGĐT- Ở cuối thôn Sủng Cáng, xã Sủng Trà (Mèo Vạc) có một người lâu nay được biết đến với khả năng đúc được lưỡi cày đặc biệt theo kiểu thủ công gia truyền. Trải qua thăng trầm của thời gian, “thương hiệu” lưỡi cày vẫn luôn giữ vững giá trị với những người nông dân trên miền Cao nguyên đá và nó gắn liền với tên tuổi gần 60 năm trong nghề của ông – đó là nghệ nhân Chứ Chúng Lầu.
27/12/2014
Người cán bộ công đoàn năng lực, sáng tạo
HGĐT- Được đánh giá là người cán bộ có chữ “tâm” và nhà kinh doanh trọng chữ “tín” trên thương trường, đó là anh Nguyễn Văn Khoa, Phó Giám đốc, Phó Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH thương mại Hùng Cường (Vị Xuyên).
27/11/2014
Chị Ngân gương mẫu thực hiện “Nhà sạch, vườn đẹp”
HGĐT- Tôi ấn tượng với mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp” của gia đình chị Nguyễn Thị Ngân, xã Phú Nam (Bắc Mê) không chỉ là ngôi nhà đẹp, có nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm từ phát triển chăn nuôi, đưa gia đình chị vào vị trí hộ giàu của thôn... mà còn là cách chị đã nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
26/11/2014