Chuyển biến tích cực trong đời sống, xã hội ở Mèo Vạc

08:09, 03/02/2015

Mèo Vạc là huyện vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh. Huyện có trên 95% dân cư sinh sống tại các khu vực nông thôn và có thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp. Thực hiện 8 lời căn dặn của Bác, nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức trách nhiệm trong công việc ngày càng được nâng cao, phát huy tính chủ động trong công tác, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ ở địa phương.

Con đường dài hơn 3 km vào thôn Há Póng Cáy, xã Sủng Trà được bà con nhân dân hiến hơn 1.000m2 đất để làm đường.
Con đường dài hơn 3 km vào thôn Há Póng Cáy, xã Sủng Trà được bà con nhân dân hiến hơn 1.000m2 đất để làm đường.

Thực hiện lời căn dặn của Bác, huyện Mèo Vạc đã tập trung lãnh, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nhiều chương trình đạt hiệu quả. Trước hết là đẩy mạnh triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 – 2020. Theo đó đã tích cực thực hiện các phong trào thi đua, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hiến được hơn 17.555m2 đất, đóng góp được 21.284 ngày công lao động; mở mới và nâng cấp được 44.905m đường; quyên góp được trên 1.200 triệu đồng. Ngoài ra, phong trào giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế ở địa phương đã được huyện triển khai khá hiệu quả như: Mô hình lúa Xuân chất lượng cao tại xã Nậm Ban và Niêm Sơn, đem lại hiệu quả cao và được nhân dân đồng tình ủng hộ; Mô hình chăn nuôi lợn sinh sản, nuôi bò sinh sản được triển khai tại 3 xã điểm với quy mô hỗ trợ đầu tư theo cơ chế có thu hồi;... Đặc biệt trong năm 2014, trên địa bàn huyện đã thành lập được 5 nhóm sở thích nuôi bò, nuôi lợn đen, nuôi chim bồ câu tại 3 xã điểm: Tả Lủng, Sủng Trà, Lũng Pù... Huyện cũng đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân làm tốt công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, đặc biệt là làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với xây dựng NTM, gắn với du lịch Công viên Địa chất Toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn. Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền nhân dân ăn, ở hợp vệ sinh, di dời chuồng trại ra xa nhà, hàng tuần tổ chức quét dọn đường làng, ngõ xóm, chỉnh trang khuôn viên hộ gia đình đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp. Đến nay, huyện đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp và xây mới Trạm y tế, trường Mầm non tại các xã: Tả Lủng, Pả Vi, Pải Lủng, Lũng Pù, Cán Chu Phìn để phục vụ cho cán bộ, học sinh và người dân.

Cùng với đó, huyện đã thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 09 của Tỉnh ủy “Đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội; của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh”. Qua đó, chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở có những chuyển biến rõ rệt; các cơ quan, ban, ngành, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn đã từng bước đổi mới trong quản lý điều hành, chủ động hơn, sáng tạo hơn trong công việc. Đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đã từng bước trưởng thành, có ý thức tự giác, mạnh dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm, tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt nhằm phát huy hiệu quả công việc. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được các cấp, các ngành chú trọng, các chương trình, dự án đều được công khai để dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra, tạo được sự thống nhất, đồng thuận trong nhân dân, tạo niềm tin của dân đối với Đảng và Nhà nước. Thực tế việc thực hiện 8 lời Bác Hồ căn dặn, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Mèo Vạc đã rút ra bài học đó là: Muốn phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thì phải được tiến hành một cách đồng bộ trên nhiều lĩnh vực KT-XH, chính trị, tư tưởng, qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong ý thức trách nhiệm của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị và mỗi người dân.

Một mùa Xuân mới lại về trên quê hương Mèo Vạc với những nhành hoa nở rộ khoe sắc cùng Xuân. Những nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng bộ huyện đề ra cùng kết quả đạt được trong năm qua, tin tưởng rằng việc phát động phong trào thi đua thực hiện 8 lời Bác Hồ căn dặn khi lên thăm Hà Giang tiếp tục có sức lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, góp phần xây dựng huyện Mèo Vạc vững về chính trị, mạnh về kinh tế nơi phên dậu của Tổ quốc.


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chàng trai “Sinh vật cảnh”
HGĐT- Khuôn mặt rám nắng và đôi tay chai sần vì thường xuyên sử dụng búa, đục, máy tỉa đá... chàng thanh niên 26 tuổi ấy đã làm cho sắt “nở hoa”, đá thành hòn non bộ và cây trong rừng trở thành tác phẩm nghệ thuật. Người ta gọi anh với cái tên trừu mến: Anh chàng “Sinh vật cảnh” (SVC) – Hoắc Công Hưng. Bởi anh là đoàn viên (ĐV) đầu tiên của huyện Bắc Quang tiên phong phát
30/12/2014
Nông dân Ly Xính Lử làm kinh tế giỏi
HGĐT- Theo chân đồng chí Nông Văn Dùng, Phó Bí thư Đảng ủy xã Nậm Ban, huyện Mèo Vạc, chúng tôi tìm đến gia đình ông Ly Xính Lử, sinh năm 1941, một tấm gương tiêu biểu của xã về phát triển chăn nuôi.
28/10/2014
Nghệ nhân người Mông gần 60 năm giữ nghề truyền thống
HGĐT- Ở cuối thôn Sủng Cáng, xã Sủng Trà (Mèo Vạc) có một người lâu nay được biết đến với khả năng đúc được lưỡi cày đặc biệt theo kiểu thủ công gia truyền. Trải qua thăng trầm của thời gian, “thương hiệu” lưỡi cày vẫn luôn giữ vững giá trị với những người nông dân trên miền Cao nguyên đá và nó gắn liền với tên tuổi gần 60 năm trong nghề của ông – đó là nghệ nhân Chứ Chúng Lầu.
27/12/2014
Người cán bộ công đoàn năng lực, sáng tạo
HGĐT- Được đánh giá là người cán bộ có chữ “tâm” và nhà kinh doanh trọng chữ “tín” trên thương trường, đó là anh Nguyễn Văn Khoa, Phó Giám đốc, Phó Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH thương mại Hùng Cường (Vị Xuyên).
27/11/2014