Cựu chiến binh Sùng Dình Páo làm kinh tế giỏi

19:01, 12/11/2014

HGĐT- Vượt qua nỗi đau do chất độc da cam/điôxin gây ra, ông Sùng Dình Páo, một cựu chiến binh ở thôn Tìa Chí Dùa, thị trấn Mèo Vạc (Mèo Vạc) đã trở thành tấm gương sáng về phát triển kinh tế theo lời dạy của Bác Hồ, phát huy tinh thần “Thương binh tàn nhưng không phế”. Lên đường nhập ngũ từ năm 1971 -1975 được phục viên trở về địa phương, ông Páo mang về giấy chứng nhận thương binh loại A hạng 4/4. Một thời gian sau, ông phát hiện bản thân và 2 người con bị nhiễm chất độc da cam/điôxin.


Nỗi đau lớn, song nhờ được tuyển vào làm cán bộ xã, cán bộ Ủy ban MTTQ huyện nên dù cuộc sống khó khăn nhưng gia đình ông vẫn cố gắng vươn lên. Đến năm 2007, về hưu với đồng lương ít ỏi không đủ trang trải cho cuộc sống; gia đình thuần nông, vợ con đều không có công việc ổn định khiến ông rất khổ tâm. Ông Páo nhớ lại, “Những năm đó, gia đình tôi rất khó khăn, thiếu ăn quanh năm, con cái thì tàn tật, đau yếu triền miên. Đã nhiều đêm tôi trăn trở suy nghĩ làm sao để phát triển kinh tế gia đình để thoát khỏi cái nghèo đói, cho con có bữa cơm no đủ hơn, có tiền thuốc men”. Phát huy tính cần cù, chịu gian khổ trong quân đội, ông cố gắng tìm tòi, học hỏi cách phát triển kinh tế; nhờ có thời gian làm cán bộ, ông hiểu rằng sản xuất, chăn nuôi theo cung cách làm ăn cũ vừa tốn công sức lại không có hiệu quả cao nên ông đi học cách chăn nuôi bò vỗ béo; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng ngô giống mới, thâm canh 2 vụ ngô để tăng năng suất làm nguyên luyệu nấu rượu và tận dụng bỗng rượu chăn nuôi lợn và gia cầm.


Đến năm 2012, ông mạnh dạn vay vốn của Ngân hàng CSXH huyện với số tiền 30 triệu đồng để phát triển sản xuất và mua một máy cắt cỏ bò và máy thái rau lợn. Ông Páo, tâm sự: “Từ khi mua được máy về, gia đình đỡ vất vả, năng suất lao động tăng, đời sống được nâng cao”. Ngoài chăn nuôi, ông còn nghĩ cách trồng thêm 5 ha cỏ voi để bán cho bà con nuôi bò trong thôn và các xã khác. Cũng trong những năm làm kinh tế, ông rút ra được nhiều kinh nghiệm như: Địa hình trong thôn chủ yếu là núi đá xen đất, phù hợp cho trồng cỏ voi và ngô lai; những chỗ đất dốc hơn thì ông trồng tre, trúc. Nhờ sản xuất chăn nuôi, mỗi năm gia đình ông có thu nhập trung bình khoảng 25 triệu đồng/người; đời sống dần được cải thiện, thoát khỏi cái đói, nghèo và trở thành hộ khá giả trong thôn. Với vai trò là Bí thư Chi bộ thôn, trong các buổi sinh hoạt Đảng, ông thường xuyên lồng ghép, hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng cây, chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình; quan tâm biểu dương những tấm gương sản xuất giỏi nhằm khích lệ phong trào thi đua sản xuất trong nhân dân; qua đo, nhiều gia đình trong thôn của ông đã thoát nghèo.


Ghi nhận những nỗ lực của ông, Chi hội Cựu chiến binh và bà con trong thôn đã bầu ông là tấm gương điển hình sản xuất giỏi; ông còn được Hội cấp trên, Đảng ủy, chính quyền thị trấn Mèo Vạc khen thưởng; ông còn là tấm gương điển hình trong phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu” của Hội Cựu chiến binh tỉnh. Không bằng lòng với những thành quả trước mắt, ông Páo luôn tự nhắc nhở bản thân không ngừng phấn đấu, phát huy bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ trong cuộc sống hàng ngày.


LÊ HẢI

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nông dân Ly Xính Lử làm kinh tế giỏi
HGĐT- Theo chân đồng chí Nông Văn Dùng, Phó Bí thư Đảng ủy xã Nậm Ban, huyện Mèo Vạc, chúng tôi tìm đến gia đình ông Ly Xính Lử, sinh năm 1941, một tấm gương tiêu biểu của xã về phát triển chăn nuôi.
28/10/2014
Tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
HGĐT- Nhận thức sâu sắc vị trí vai trò của việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, năm 2014, Đảng uỷ Quân sự tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo động lực to lớn, thúc đẩy phong trào hành động cách mạng sâu rộng trong các cơ quan, đơn vị, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính
27/09/2014
Vươn lên làm giàu từ nuôi lợn
HGĐT- Chúng tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Trung Dũng (sinh năm 1969) và chị Đỗ Thị Yến, thôn Yên Ngoan, xã Tiên Yên (huyện Quang Bình) trong một ngày trung tuần tháng 8; đây là một gia đình phát triển kinh tế khá vững chắc từ mô hình chăn nuôi VAC mà Ngân hàng Nông nghiệp huyện giới thiệu với chúng tôi. Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng cho tôi khi vừa bước chân vào đến cổng
27/08/2014
Lớp học lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống người Dao
HGĐT - Cứ vào thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần, các học viên là con em người Dao của 3 thôn Nà Pồng, Nà Lầu và Bản Lủa (Linh Hồ, Vị Xuyên) tập trung tại nhà anh Sơn ở thôn Nà Pồng để học chữ Hán Nôm. Lớp học mở được 5 tháng, nhằm lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống và tín ngưỡng của dân tộc Dao cho thế hệ trẻ”. Đó là lời chia sẻ về lớp học của anh Tẩn Văn Sáng, người có uy tín
25/10/2014