Người có nhiều công lao vận động học sinh đến trường

17:38, 05/09/2014

Bắt đầu từ việc gần dân


Đầu năm học mới, trong câu chuyện về công tác vận động học sinh (VĐHS) của các thầy, cô giáo cắm bản ở trường PTDTBT cấp I-II Tả Lủng (Đồng Văn) được mọi người nhắc đến nhiều là thầy Lâm Văn Phú, một người có nhiều kinh nghiệm về VĐHS và là Bí thư Chi bộ thôn tâm huyết trong việc hướng dẫn bà con cách phát triển kinh tế. Thầy Phú sinh năm 1978, quê ở Đồng Văn, là người dân tộc Hoa nhưng nói tiếng Mông rất thành thạo. Năm 2000, khi mới ra trường, chàng trai trẻ Lâm Văn Phú về nhận công tác tại trường PTDTBT cấp I – II Tả Lủng và được cử đến thôn Đề Nghía là một “điểm trắng” về giáo dục. Sau 3 năm tích cực VĐHS đến lớp, anh đã thành công xây dựng được điểm trường và gắn bó với cuộc sốngvới người ở đây.

Nhờ có kinh nghiệm VĐHS đến trường, anh được nhà trường tin tưởng điều đến công tác tại điểm trường thôn Há Đề B, một điểm khó, HS đông nhưng không chịu đi học. Ngày đầu đến thôn Há Đề B, anh thấy thương bà con nơi đây, không biết tiếng phổ thông, quanh năm chăm chỉ bám nương ngô nhưng vẫn đói. dù nhà anh ở ngay thị trấn Đồng Văn nhưng anh không về mà ở lại điểm trường để tiện dạy học và hướng dẫn người dân làm kinh tế. Thầy Phú tâm sự: “Lúc đó, tôi ở lại để tranh thủ hướng dẫn bà con cách nuôi o­ng và nuôi giẽ lợn”. Kết quả là thôn Há Đề có hàng trăm tổ o­ng được bà con nhân rộng ra cả thôn.

 

Mang niềm tin, cái chữ cho trẻ khuyết tật

 

Hơn 10 năm ở điểm trường thôn Há Đề B, thì có đến 6 năm thầy Phú được nhân dân tin tưởng, chọn làm Bí thư Chi bộ thôn. Câu chuyện VĐHS đáng nhớ nhất của thầy Phú là thuyết phục gia đình em Hàng Sính Mỉ, một HS khuyết tật được đến trường. Nhớ lại, thầy Phú kể: “Khi tôi đi VĐHS thì gặp em Mỉ, lúc ấy em đang độ tuổi mầm non nhưng không được đi học. Qua tìm hiểu, biết gia đình nghĩ em bị khuyết tật nên không thể đi học được. Biết nguyên nhân, tôi đến nhà trò chuyện, động viên để bố, mẹ em Mỉ bớt dần mặc cảm và đồng ý đưa Mỉ đi học”.

 

Những ngày đầu đến trường, Mỉ không học ở lớp mầm non mà được gia đình gửi sang lớp tiểu học của thầy Phú. Từ đó, nhiều gia đình khác trong thôn cũng gửi con ở độ tuổi mầm non vào lớp thầy Phú vì trẻ ở đây rất quý mến thầy. Nhiều lúc thầy vừa trông trẻ 2 – 3 tuổi ở cuối lớp, vừa dạy học. Sau này, khi các em lên lớp 1, thầy lại vận động các gia đình đưa học sinh ra trường chính ở bán trú để có điều kiện học tập tốt hơn. Khi Mỉ đi học, thầy phải dặn dò HS lớn tuổi hơn giúp đỡ em trong sinh hoạt hàng ngày. “Lúc ấy tôi nghĩ các cháu mới ra trường chính học còn khó khăn nên đã mua cho mỗi HS 1 cái đèn dầu, 1 khăn mặt và nói là quà thầy giáo tặng để học cho tốt”, thầy Phú chia sẻ. Chính nhờ sự tận tụy của thầy đã làm phụ huynh HS yên tâm gửi gắm con em tới trường. Hiệu trưởng Trường PTDTBT cấp I – II Tả Lủng, Vũ Ngọc Doãn cho biết thêm: “Sau khi thầy Phú vận động được em Mỉ ra trường chính học thì nhiều HS khác ở thôn cũng đi theo. Từ đó, HS ở thôn Há Đề B đi học không cần phải vận động. Riêng em Mỉ học bán trú ở trường đến lớp 6 mà không nghỉ buổi nào. Bố em cũng chịu khó đưa đón vào ngày cuối tuần dù nhà Mỉ ở cách xa trường hơn chục cây số”.

 

Năm học mới 2014 – 2015, cô bé Mỉ đã lên lớp 6 nhưng dáng người vẫn nhỏ bé như HS lớp một. Hàng ngày, cô giáo phải giúp bế em ngồi lên bàn học. Theo cô Phan Thị Hương, giáo viên Chủ nhiệm lớp em Mỉ, chia sẻ: “Mỉ rất chăm học, chịu khó nghe giảng và tiếp thu bài học rất nhanh. Đặc biệt, chữ viết rất đẹp dù tay bị khuyết tật”. Thành tích học tập của Mỉ khá tốt, từ năm lớp 1 đến lớp 4 em đều giành được danh hiệu HS tiên tiến. Sau nhiều năm dạy học, niềm vui to lớn đối với thầy Phú là em Mỉ đã kiên trì học tập và nhiều HS khác ở thôn Há Đề B đến nay đã trưởng thành, có em làm cán bộ xã, thậm chí có HS còn quay lại lớp của thầy giáo để thực tập. Một niềm tin được truyền cảm từ thầy Phú là sức mạnh, hy vọng đối với các em và người dân nơi đây sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.


Lê Hải

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vươn lên làm giàu từ nuôi lợn
HGĐT- Chúng tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Trung Dũng (sinh năm 1969) và chị Đỗ Thị Yến, thôn Yên Ngoan, xã Tiên Yên (huyện Quang Bình) trong một ngày trung tuần tháng 8; đây là một gia đình phát triển kinh tế khá vững chắc từ mô hình chăn nuôi VAC mà Ngân hàng Nông nghiệp huyện giới thiệu với chúng tôi. Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng cho tôi khi vừa bước chân vào đến cổng
27/08/2014
Bệnh binh Vàng Kháy Sèng vươn lên thoát nghèo
HGĐT- Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”, trong những năm qua, các thương, bệnh binh trên địa bàn huyện Xín Mần nói chung, xã Ngán Chiên nói riêng đã khắc phục khó khăn, luôn nêu cao ý chí tự lực tự cường, là những “chiến binh” đi đầu trong các phong trào, nhất là phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình và trở thành những tấm gương tiêu biểu
26/07/2014
“Ông Cựu binh” ở Nam Sơn
HGĐT- Đến xã Nam Sơn (Hoàng Su Phì), hỏi ông Chỉnh chủ xưởng sản xuất, chế biến chè lớn nhất nhì xã, không ai không biết ông. Nhưng, bà con nơi đây còn quen gọi ông là “ông Chỉnh cựu binh”. Sinh ra và lớn lên ở vùng quê xã Kỳ Lâm, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Khi chiến tranh Biên giới phía Bắc nổ ra, năm 1986 theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc; ông gia nhập quân ngũ
24/07/2014
Chuyện về “Tân Đà điểu”
HGĐT- Dáng người mảnh khảnh, gương mặt tuấn tú, có nụ cười rất duyên, ăn nói nhẹ nhàng... đó là ấn tượng đầu tiên khi gặp đoàn viên Lê Ngọc Tân, ở tổ 7, thị trấn Việt Quang (Bắc Quang). Không ai có thể ngờ rằng Lê Ngọc Tân hiện đang là chủ nhân của hàng chục chú Đà điểu có hình dáng cao lớn, mà người dân xung quanh đó thường vẫn dành cho anh một cái tên rất trìu mến “Tân Đà
23/07/2014