Người cán bộ phụ trách tín dụng năng động

08:34, 04/09/2014

HGĐT- Không khỏi bất ngờ khi chưa đầy hai năm, một cán bộ miền xuôi tăng cường lên miền đá Mèo Vạc lại có thể nói tiếng của đồng bào Mông lưu loát đến vậy. Không quản nắng mưa, anh đã nhiều lần vượt núi để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; cùng ban lãnh đạo xử lý nợ xấu đang rối như “mớ bòng bong”. Anh chính là Lâm Văn Mạnh, Phó Giám đốc NHCSXH huyện Mèo Vạc (trong ảnh) – anh được xem là người cán bộ “của dân”.


Sinh năm 1984 ở quê hương Hải Dương, theo sự phân công anh đến với mảnh đất Mèo Vạc gian khó vào tháng 10.2012. Bằng lòng nhiệt huyết trong công việc, chàng trai trẻ Lâm Văn Mạnh không nao lòng trước sự khắc nghiệt nơi địa đầu Tổ quốc. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, anh luôn cương quyết, dám làm, dám đối mặt với những thử thách, khó khăn và dám chịu trách nhiệm trước quyết định của mình; anh chủ động tham mưu, đưa ra các các biện pháp trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Với vai trò phụ trách công tác tín dụng của Phòng giao dịch, theo dõi kết quả cho vay, thu nợ 18 xã, thị trấn; anh luôn tích cực, sáng tạo, chủ động tham mưu tốt cho ban lãnh đạo cơ quan và cấp ủy chính quyền địa phương, phối hợp tốt với các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, Tổ TK&VV, định hướng và tìm các giải pháp phù hợp, hiệu quả để hướng dẫn, chỉ đạo cán bộ trong tổ đoàn kết, nhất trí, quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. “Không thể hoàn thành nhiệm vụ nếu không đi tìm hiểu cơ sở. Ở đâu cũng thế thôi, mình có gần gũi với bà con thì mới biết bà con thiếu gì, cần gì. Vất vả thật đấy nhưng vừa giải quyết được công việc của mình, vừa mang lại niềm vui cho bà con thì người cán bộ nào cũng muốn”- anh Mạnh tâm sự.


Có lẽ niềm vui song hành trong công việc của người lãnh đạo trẻ, chính là học được tiếng nói của đồng bào Mông. Nhớ lại những ngày đầu, anh bảo: mỗi lần xuống nhà dân, nói chuyện với người dân chẳng khác nào “vịt nghe sấm”. Được anh em hướng dẫn rồi tự học tiếng nên nói nhiều dần cũng thành quen. Không những vậy, sâu sát cơ sở còn giúp anh kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo, giúp đỡ cán bộ nghiệp vụ xử lý những vướng mắc và tham mưu, đề xuất với Ban lãnh đạo Chi nhánh, Ban đại diện đưa ra những giải pháp tốt nhằm giải quyết kịp thời, có hiệu quả đối với những vấn đề phát sinh trong tổ chức thực hiện. Gần gũi với cơ sở đã giúp cho công tác phối hợp có hiệu quả giảm nợ xấu, lãi tồn đọng, nâng cao chất lượng ủy thác, chất lượng giao dịch xã. Những điều đó đã góp phần đưa tổng dư nợ của Phòng giao dịch là 168.171 triệu đồng, tăng 1.663 triệu đồng so với đầu năm 2013; nợ quá hạn là 1.957 triệu đồng, giảm 1.940 triệu đồng so với tháng 4.2012; tỷ lệthu lãi hàng năm đạt trên 100%. Bên cạnh đó, Phó Giám đốc Lâm Văn Mạnh đã cùng đơn vị làm tốt công tác đào tạo tập huấn, qua đó nâng cao nghiệp vụ quản lý nguồn vốn vay; công tác giao ban, giao dịch xã đã được đảm bảo đi vào nề nếp có hiệu quả; hệ thống mạng lưới, lịch trực giao dịch, bảng biểu điểm giao dịch xã được kiện toàn, sắp xếp phù hợp và thuận tiện.


Trong câu chuyện với Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Mèo Vạc, anh Vũ Tuấn Hùng không tiếc lời khi nói về đồng nghiệp. Và cũng xin được thay lời nói của anh để thêm một lần hiểu hơn về người cán bộ gần hai năm lăn lộn cơ sở: “Đồng chí Mạnh xứng đáng là người cán bộ “của dân”. Từ công việc đến cách sống, anh luôn nêu cao trách nhiệm, thường xuyên quan tâm, động viên tinh thần anh em cán bộ trong cơ quan để làm sao phát huy năng lực sở trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đó một trong những tấm gương sáng để mỗi cán bộ ở cơ quan chúng tôi phải học tập”.


KIM TIẾN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vươn lên làm giàu từ nuôi lợn
HGĐT- Chúng tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Trung Dũng (sinh năm 1969) và chị Đỗ Thị Yến, thôn Yên Ngoan, xã Tiên Yên (huyện Quang Bình) trong một ngày trung tuần tháng 8; đây là một gia đình phát triển kinh tế khá vững chắc từ mô hình chăn nuôi VAC mà Ngân hàng Nông nghiệp huyện giới thiệu với chúng tôi. Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng cho tôi khi vừa bước chân vào đến cổng
27/08/2014
Bệnh binh Vàng Kháy Sèng vươn lên thoát nghèo
HGĐT- Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”, trong những năm qua, các thương, bệnh binh trên địa bàn huyện Xín Mần nói chung, xã Ngán Chiên nói riêng đã khắc phục khó khăn, luôn nêu cao ý chí tự lực tự cường, là những “chiến binh” đi đầu trong các phong trào, nhất là phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình và trở thành những tấm gương tiêu biểu
26/07/2014
“Ông Cựu binh” ở Nam Sơn
HGĐT- Đến xã Nam Sơn (Hoàng Su Phì), hỏi ông Chỉnh chủ xưởng sản xuất, chế biến chè lớn nhất nhì xã, không ai không biết ông. Nhưng, bà con nơi đây còn quen gọi ông là “ông Chỉnh cựu binh”. Sinh ra và lớn lên ở vùng quê xã Kỳ Lâm, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Khi chiến tranh Biên giới phía Bắc nổ ra, năm 1986 theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc; ông gia nhập quân ngũ
24/07/2014
“Mẹ” Thủy của người dân Sủng Khể
HGĐT- Với những người nông dân ở thôn Sủng Khể, xã Lũng Chinh (Mèo Vạc) thì chị là một “bà đỡ” bởi nhiều lần mang tiền nhà giúp người nghèo khó, cho nuôi rẽ trâu, bò để tạo điều kiện giúp họ thoát nghèo, sẵn sàng cho gạo khi họ thiếu ăn. Câu chuyện hiếm nhưng có thật ấy đều xuất phát từ việc “học tập” và “làm theo” gương Bác Hồ vĩ đại của người phụ nữ dân tộc Dao mang tên
24/06/2014