Vươn lên làm giàu từ nuôi lợn

07:03, 27/08/2014

HGĐT- Chúng tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Trung Dũng (sinh năm 1969) và chị Đỗ Thị Yến, thôn Yên Ngoan, xã Tiên Yên (huyện Quang Bình) trong một ngày trung tuần tháng 8; đây là một gia đình phát triển kinh tế khá vững chắc từ mô hình chăn nuôi VAC mà Ngân hàng Nông nghiệp huyện giới thiệu với chúng tôi. Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng cho tôi khi vừa bước chân vào đến cổng nhà đó là một ngôi nhà 3 tầng khá khang trang rộng rãi thoáng mát, trong nhà có đầy đủ tiện nghi đồ dùng sinh hoạt.



                         Ao cá nhà anh Dũng mang lại nguồn lợi lớn.


Biết chúng tôi đến, niềm nở đón khách vào nhà, vừa pha trà anh Dũng vừa cười vừa nói rằng: Có được cơ ngơi như ngày hôm nay, là nhờ nghề “mổ lợn” đấy các anh ạ, khó khăn vất vả lắm. Bố mẹ tôi quê ở Thanh Ba, Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ), lên vùng đất này lập nghiệp từ những năm 1945, và tôi sinh ra ở đây. Năm 1989 gặp vợ tôi bây giờ, thế là 2 người tìm hiểu và lấy nhau thành vợ thành chồng, lúc đầu ra ở riêng chẳng có gì, bố mẹ 2 bên cũng đều nghèo nên chẳng cho con cái được gì, ngoài ruộng vườn thuần túy chẳng có nghề ngỗng gì tôi suy nghĩ phải làm gì để phát triển kinh tế gia đình, thế là tôi cùng vài anh bạn rủ nhau đi làm nghề mổ lợn, vì thấy dân ở đây nuôi rất nhiều lợn gà, ngan, ngỗng mà thị trường thì chưa có. Lúc đầu tôi đi vào các làng bản mua lợn về mổ bán thịt cho dân, con to thì thịt bán, còn con nào bé thì mua về nuôi vỗ béo khoảng 70 – 80 kg thịt bán, cứ thế ngày này qua tháng khác đồng vốn từ chỗ chỉ có vài trăm vay ngân hàng, lãi mẹ đẻ lãi con thành vài triệu và dần “đẻ” ra chục triệu, vài chục triệu đồng.


Xác định chăn nuôi là biện pháp tốt nhất trong phát triển kinh tế gia đình, anh bắt đầu mở rộng chuồng trại, lúc đầu nuôi 20 – 30 con lợn từ 20 – 30 kg, con nào to khoảng 70 – 80 kg mổ bán, con to mổ bán thì anh lại mua con bé về nuôi gối, ngày nào anh cũng mổ để cung cấp thịt cho bà con nhân dân trong vùng, có những ngày đi vào bản thấy có con nào to khoảng tạ hoặc hơn tạ mà dân không có điều kiện nuôi anh lại mua về đóng khung nuôi nhốt mổ dần bán thịt. Mãi đến năm 2009, anh tiếp tục vay vốn của ngân hàng nông nghiệp huyện khoảng 150 -160 triệu đồng để mở rộng chuồng trại, ngăn từng ô, nuôi từng loại tuổi. Hiện nay trong chuồng của anh có khoảng trên 100 con lợn, con to nhất gần 2 tạ, và các loại tuổi được nuôi nhốt riêng từng ngăn để tiện chăm sóc. Anh Dũng cho biết: Với số lượng lớn như vậy, mà lại toàn lợn siêu nạc nên khâu chăm sóc rất cẩn thận, hàng tuần tôi đều mua thuốc khử trùng để bảo vệ, hàng ngày quyét dọn chuồng trại sạch sẽ, mùa Hè dùng quạt trần để quạt mát cho đàn lợn, mùa Đông thì che chắn chuồng trại ấm không để lợn bị nóng hoặc bị rét. Thức ăn chủ yếu là thức ăn tổng hợp, mỗi ngày chi phí mất 2,5 triệu đồng tiền thức ăn cho đàn lợn, ngoài ra tôi còn băm thêm rau các loại, cây chuối cho đàn lợn ăn để tạo chất thô.


Cùng với việc chăn nuôi lợn thịt, trong chuồng trại nhà anh còn nuôi lợn nái đẻ, mỗi lứa vài chục con, số lợn con này được chăm sóc cẩn thận đến khi lớn sẽ có chế độ chăm sóc theo tiêu chuẩn của lợn thịt. Ngoài ra anh còn nuôi khoảng 500 – 600 con chim bồ câu ta và bồ câu Pháp, riêng số chim này bán hàng năm cho thu nhập hàng chục triệu đồng. Cùng đó là ao có diện tích khoảng 200m2 chủ yếu là nuôi cá trắm, chép và ba ba vài trăm con. Tính bình quân thu nhập hàng năm từ chăn nuôi lợn, cá, ba ba gia đình anh có tổng thu nhập khoảng 200 – 250 triệu đồng.


Chưa bằng lòng với kết quả đạt được như hiện nay, anh Dũng cho biết thêm: “Tới đây tôi sẽ tiếp tục đề nghị với ngân hàng, cho vay với số lượng lớn hơn, thời gian dài hơn để gia đình có điều kiện mở rộng chuồng trại theo hướng quy mô và tiêu chuẩn hơn, như vậy sẽ nuôi được nhiều và có quy trình chăm sóc khoa học hơn, nhằm cung cấp thực phẩm cho không riêng địa bàn các xã lân cận mà cho địa bàn toàn huyện...”


Với bản tính cần cù chịu khó, cộng với sự say mê của mình, cùng với sự hỗ trợ vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp, những thành quả ngày hôm nay mà anh Dũng và gia đình có được đã giúp anh từng bước xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Và một điều đáng khâm phục đó là vợ chồng anh chị sinh được 4 người con, trong đó có 3 gái, một trai, cháu gái lớn đã xây dựng gia đình, còn 2 cháu gái, một đang học Cao đẳng mầm non, một đang học Đại học Nông nghiệp 1, hàng tháng phải chu cấp cho 2 cháu cả chục triệu đồng để nuôi các cháu ăn học bằng những đồng tiền từ giọt mồ hôi công sức lao động...


Hiến Chương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bệnh binh Vàng Kháy Sèng vươn lên thoát nghèo
HGĐT- Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”, trong những năm qua, các thương, bệnh binh trên địa bàn huyện Xín Mần nói chung, xã Ngán Chiên nói riêng đã khắc phục khó khăn, luôn nêu cao ý chí tự lực tự cường, là những “chiến binh” đi đầu trong các phong trào, nhất là phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình và trở thành những tấm gương tiêu biểu
26/07/2014
“Ông Cựu binh” ở Nam Sơn
HGĐT- Đến xã Nam Sơn (Hoàng Su Phì), hỏi ông Chỉnh chủ xưởng sản xuất, chế biến chè lớn nhất nhì xã, không ai không biết ông. Nhưng, bà con nơi đây còn quen gọi ông là “ông Chỉnh cựu binh”. Sinh ra và lớn lên ở vùng quê xã Kỳ Lâm, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Khi chiến tranh Biên giới phía Bắc nổ ra, năm 1986 theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc; ông gia nhập quân ngũ
24/07/2014
“Mẹ” Thủy của người dân Sủng Khể
HGĐT- Với những người nông dân ở thôn Sủng Khể, xã Lũng Chinh (Mèo Vạc) thì chị là một “bà đỡ” bởi nhiều lần mang tiền nhà giúp người nghèo khó, cho nuôi rẽ trâu, bò để tạo điều kiện giúp họ thoát nghèo, sẵn sàng cho gạo khi họ thiếu ăn. Câu chuyện hiếm nhưng có thật ấy đều xuất phát từ việc “học tập” và “làm theo” gương Bác Hồ vĩ đại của người phụ nữ dân tộc Dao mang tên
24/06/2014
Chuyện về “Tân Đà điểu”
HGĐT- Dáng người mảnh khảnh, gương mặt tuấn tú, có nụ cười rất duyên, ăn nói nhẹ nhàng... đó là ấn tượng đầu tiên khi gặp đoàn viên Lê Ngọc Tân, ở tổ 7, thị trấn Việt Quang (Bắc Quang). Không ai có thể ngờ rằng Lê Ngọc Tân hiện đang là chủ nhân của hàng chục chú Đà điểu có hình dáng cao lớn, mà người dân xung quanh đó thường vẫn dành cho anh một cái tên rất trìu mến “Tân Đà
23/07/2014