Người y sỹ tâm huyết

08:35, 13/08/2014

HGĐT- Sinh ra và lớn lên tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, với mơ ước được khoác trên mình chiếc Blu trắng, trở thành người thầy thuốc; năm 1990, chị Nguyễn Thị Huệ xin làm hộ lý tại Phòng khám Đa khoa xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh.


Năm 1993, chị tham gia học lớp sơ cấp về làm y tá tại phòng khám. Chia sẻ với chúng tôi, chị tâm sự: Ngày đầu nhận công tác, chứng kiến cuộc sống của nhân dân nơi đây không chỉ khó khăn về vật chất mà dân trí còn thấp quá. Mỗi khi có người ốm đau họ không chịu dùng thuốc mà chỉ gọi thầy đến cúng thôi, cho nên nhiều lúc cũng nản chí, nhưng thương dân, thương bản, vì vậy, mình đã cùng anh em trong cơ quan tích cực triển khai nhiều hoạt động y tế, trong đó chú trọng tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe, giúp người dân thay đổi hành vi có hại sang lợi, thay đổi những thói quen, tập tục ảnh hưởng đến sức khỏe, dần dần nâng cao nhận thức, chủ động phòng chống dịch bệnh. Để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng tốt hơn, chị tiếp tục vừa làm, vừa học. Năm 2004, chị tốt nghiệp lớp y sỹ tại Trường trung cấp Y tế tỉnh. Năm 2006, chị nhận công tác tại Bệnh viện huyện Yên Minh, đến tháng 3.2012 được bổ nhiệm làm Trưởng Khoa truyền nhiễm tại Bệnh viện huyện. Chị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, được lãnh đạo, đồng nghiệp tin tưởng, tháng 10.2012; chị được lãnh đạo phân công trở lại xã Mậu Duệ, cùng đồng nghiệp và chính quyền địa phương quyết tâm xây dựng xã theo Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã, đồng thời chị cũng được lãnh đạo Bệnh viện ĐKKV Yên Minh bổ nhiệm làm Trưởng Phòng khám ĐKKV Mậu Duệ.




Để nâng cao chất lượng và trình độ chuyên môn, chị luôn chủ động tham mưu, đề xuất với tuyến trên trang bị thêm các thiết bị phục vụ cho công tác, khám chữa bệnh, như: Máy siêu âm, máy X – Quang, máy xét nghiệm... Đồng thời, thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, tập huấn do tuyến tỉnh, huyện tổ chức; xây dựng kế hoạch hoạt động của phòng khám, phân công cán bộ phụ trách các chương trình, phụ trách thôn bản. Bên cạnh đó, chị luôn động viên anh chị em trong cơ quan dành thời gian xuống các thôn, bản phụ trách để kiểm tra tình hình dịch bệnh, thăm bệnh nhân được điều trị ngoại trú, hướng dẫn các bà mẹ cách chăm sóc trẻ để phòng, chống suy dinh dưỡng, thường xuyên nhắc nhở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản thực hiện các biện pháp tránh thai, góp phần giảm tỷ lệ gia tăng dân số...


Phòng khám ĐKKV Mậu Duệ tuy còn nhiều khó khăn, song chị luôn là hạt nhân đoàn kết. Với sự cố gắng của chị cũng như các y, bác sỹ, cán bộ trong đơn vị, năm 2012 xã Mậu Duệ đã thực hiện tốt 10 tiêu chí và được UBND tỉnh công nhân xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã. Chị cho biết thêm: “Xã đạt được tiêu chí đã khó, song giữ được còn khó hơn, nhưng mình sẽ cùng anh em dốc toàn tâm, toàn lực tiếp tục duy trì và đưa Phòng khám đa khoa xã ngày càng phát triển, thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân”. Trong năm 2013, Phòng khám đã khám bệnh cho 4.677 lượt người, trong đó có hơn 2.440 bệnh nhân điều trị nội trú, tăng 20% so với năm 2012. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2014, Phòng khám đã khám chữa cho 3.190 lượt bệnh nhân, công suất sử dụng giường bệnh đạt 116%.


Gắn bó với nghề 24 năm, dù trong công tác quản lý hay thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chị luôn hết mình với công việc.


Nói về chị, Bác sỹ Phạm Anh Văn - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Yên Minh, cho biết: Chị Huệ là người rất tâm huyết, yêu nghề, sau khi chị được lãnh đạo phân công trở lại Phòng khám Đa khoa xã Mậu Duệ, số lượng bệnh nhân điều trị nội trú đã tăng cao, hạn chế được số lượng bệnh nhân chuyển lên tuyến trên. Chị còn là người, luôn được bà con tin tưởng và đồng nghiệp quý mến.


HỒNG MAI (Trung tâm TT/GDSK)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bệnh binh Vàng Kháy Sèng vươn lên thoát nghèo
HGĐT- Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”, trong những năm qua, các thương, bệnh binh trên địa bàn huyện Xín Mần nói chung, xã Ngán Chiên nói riêng đã khắc phục khó khăn, luôn nêu cao ý chí tự lực tự cường, là những “chiến binh” đi đầu trong các phong trào, nhất là phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình và trở thành những tấm gương tiêu biểu
26/07/2014
“Ông Cựu binh” ở Nam Sơn
HGĐT- Đến xã Nam Sơn (Hoàng Su Phì), hỏi ông Chỉnh chủ xưởng sản xuất, chế biến chè lớn nhất nhì xã, không ai không biết ông. Nhưng, bà con nơi đây còn quen gọi ông là “ông Chỉnh cựu binh”. Sinh ra và lớn lên ở vùng quê xã Kỳ Lâm, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Khi chiến tranh Biên giới phía Bắc nổ ra, năm 1986 theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc; ông gia nhập quân ngũ
24/07/2014
“Mẹ” Thủy của người dân Sủng Khể
HGĐT- Với những người nông dân ở thôn Sủng Khể, xã Lũng Chinh (Mèo Vạc) thì chị là một “bà đỡ” bởi nhiều lần mang tiền nhà giúp người nghèo khó, cho nuôi rẽ trâu, bò để tạo điều kiện giúp họ thoát nghèo, sẵn sàng cho gạo khi họ thiếu ăn. Câu chuyện hiếm nhưng có thật ấy đều xuất phát từ việc “học tập” và “làm theo” gương Bác Hồ vĩ đại của người phụ nữ dân tộc Dao mang tên
24/06/2014
Chuyện về “Tân Đà điểu”
HGĐT- Dáng người mảnh khảnh, gương mặt tuấn tú, có nụ cười rất duyên, ăn nói nhẹ nhàng... đó là ấn tượng đầu tiên khi gặp đoàn viên Lê Ngọc Tân, ở tổ 7, thị trấn Việt Quang (Bắc Quang). Không ai có thể ngờ rằng Lê Ngọc Tân hiện đang là chủ nhân của hàng chục chú Đà điểu có hình dáng cao lớn, mà người dân xung quanh đó thường vẫn dành cho anh một cái tên rất trìu mến “Tân Đà
23/07/2014