Hà Giang

Bắc Mê đẩy mạnh kiện toàn Ban quản lý phát triển thôn

15:40, 13/09/2019

BHG - Nhằm cụ thể hóa các nội dung Đề án 32-ĐA/TU của Tỉnh ủy về thành lập Ban quản lý (BQL) phát triển thôn, theo tinh thần Nghị quyết số 18 NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trong việc đổi mới, cơ cấu lại các tổ chức tự quản ở thôn trên địa bàn các xã, thị trấn. Qua đó, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở thôn trên địa bàn toàn huyện, thời gian qua huyện Bắc Mê đã ban hành kế hoạch nhằm triển khai và kiện toàn chức danh tại các thôn.

BQL phát triển thôn Nà Đén, xã Giáp Trung cùng các hộ dân nhân rộng mô hình trồng rau xanh.
BQL phát triển thôn Nà Đén, xã Giáp Trung cùng các hộ dân nhân rộng mô hình trồng rau xanh.

Để Đề án thực sự được triển khai hiệu quả, đồng bộ, huyện chỉ đạo Ban Tổ chức và Phòng Nội vụ huyện xây dựng kế hoạch chi tiết để các xã triển khai. Theo đó, tiếp tục thực hiện linh hoạt việc lồng ghép, kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách ở thôn, mỗi thôn thực hiện không quá 7 người, giảm 4 người so với trước đây, các chức danh trong BQL phát triển thôn đồng thời đảm nhiệm các chức danh không chuyên trách ở thôn; các thành viên BQL phải là những người có uy tín, trách nhiệm và năng lực tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ do cấp trên lãnh đạo, chỉ đạo, do hội nghị cử tri của thôn trực tiếp bầu.

Sau 9 tháng triển khai, hiện nay toàn huyện đã thành lập được 51 BQL/138 thôn, tổ dân phố. Đánh giá về công tác triển khai thực hiện, đồng chí Củng Thị Mẩy, Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự vào cuộc của chính quyền, cấp xã đã đem lại hiệu quả; các xã, thị trấn đã thực hiện cơ bản đúng quan điểm chỉ đạo, tiến hành các bước theo đúng kế hoạch, hướng dẫn; công tác lựa chọn, bố trí, sắp xếp nhân sự tham gia BQL đã chú trọng bầu bí thư chi bộ hoặc trưởng thôn là trưởng BQL; một số xã đã chỉ đạo BQL ban hành được quy chế hoạt động sau khi được thành lập như: Đường Hồng, Minh Sơn, thị trấn Yên Phú...”.

Tại xã Giáp Trung, việc hình thành BQL phát triển thôn đã giúp việc điều hành của thôn trở nên quy củ và hiệu quả hơn. Anh Phàn Văn Tiến, Trưởng thôn Nà Đén, cho biết: “Việc thành lập BQL phát triển thôn góp phần kiện toàn và tăng tính tương tác giữa các cấp hội trong thôn, giúp triển khai công việc nhanh và hiệu quả hơn. Nhất là việc triển khai các mô hình, các chi hội như: Chi hội phụ nữ, khuyến nông, cựu chiến binh, đoàn thanh niên... sẽ cùng nắm được và góp ý xây dựng hoặc triển khai những dự án, chương trình, chính sách hỗ trợ thông suốt và ít bị trùng lặp”.

Hiệu quả BQL phát triển thôn tại xã Yên Phong là việc góp phần xây dựng Nông thôn mới (NTM) và xây dựng các thôn điển hình về phát triển kinh tế. Theo đó, xã đã xây dựng thôn Bản Lầng theo Bộ tiêu chí NTM với việc hoàn thành 12/12 tiêu chí, góp phần thay đổi bộ mặt của thôn với các tiêu chí nổi bật như: Kiện toàn bộ máy tổ chức, quy ước thôn; thu nhập bình quân trên đầu người đạt 28,8 triệu đồng/người/năm, tăng 1,6 lần so với năm 2015; điện, đường, kênh mương đáp ứng nhu cầu người dân... Bên cạnh đó, BQL phát triển thôn được xã xác định là lực lượng lòng cốt trong việc triển khai và tổ chức rà soát tiến tới hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 thôn Thum Khun và thôn Nà Vuồng trở thành thôn điển hình về phát triển kinh tế với việc hoàn thành các mục tiêu như: Diện tích cây trồng chính được thâm canh đạt 85%, năm 2018 hướng đến 2020 đạt 100%; mỗi thôn ít nhất 5 hộ chăn nuôi trâu, bò quy mô 20 con trở lên; tận dụng lợi thế diện tích lòng hồ sông Gâm để phát triển nuôi cá lồng tại thôn Nà Vuồng....

Sau khi đưa vào thực tiễn, Đề án bước đầu đã phát huy hiệu quả, qua đó huyện tiếp tục chỉ đạo các ngành đôn đốc, kiểm tra, giám sát và có hướng dẫn cụ thể. Cùng với đó tiến hành sơ kết, đánh giá hiệu quả và những bất cập để tiến hành thành lập BQL phát triển thôn đồng bộ trên địa bàn toàn huyện.

Bài, ảnh: Hoàng Yến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền với người dân

BHG - Bộ phận "một cửa" tại các cơ quan hành chính Nhà nước ra đời đã chứng minh bước đi đột phá của tỉnh trong thực hiện cải cách hành chính (CCHC); dần chuyển từ chính quyền quản lý sang chính quyền phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Điều này không chỉ hướng đến mục tiêu "Vì Hà Giang phát triển" mà còn rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền với người dân.

 

30/08/2019
Quang Bình tập huấn nghiệp vụ CCHC cho cán bộ, công chức

BHG - Sáng 27.8, UBND huyện Quang Bình phối hợp với Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND tỉnh tổ chức khai giảng lớp tập huấn nghiệp vụ CCHC cho đội ngũ cán bộ, công chức thuộc UBND huyện Quang Bình. Dự Lễ khai giảng có lãnh đạo các cơ quan đơn vị huyện và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

 

28/08/2019
Xã Chiến Phố đẩy mạnh cải cách hành chính

BHG - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Chiến Phố (Hoàng Su Phì) đã tập trung triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng thực thi công vụ, tạo lực đẩy cho KT – XH địa phương phát triển. Có mặt tại trụ sở UBND xã vào sáng thứ 2 đầu tuần, chưa đến 7 giờ sáng, cán bộ, công chức (CBCC) xã đã có mặt, trang phục chỉnh tề và đeo thẻ công chức đầy đủ, ngồi ngay ngắn tại vị trí làm việc.

27/06/2019
Thành phố Hà Giang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính

BHG - Trong những năm qua, công tác cải cách hành chính (CCHC) luôn được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền thành phố Hà Giang, với quyết tâm thực hiện các mục tiêu trong 6 nội dung về cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Ttrong đó, đặc biệt coi trọng công tác cải cách TTHC và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong CCHC...

26/06/2019