Cô gái người Dao khởi nghiệp từ bài thuốc tắm cổ truyền

19:59, 07/04/2022

BHG - Hưởng ứng phong trào khởi nghiệp, ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động đời sống của Đoàn thanh niên. Chị Chảo Thị Lan, sinh năm 1990, thôn Thèn Ván 1, xã Cao Mã Pờ (Quản Bạ), hiện là Bí thư Chi đoàn Trường Mầm non xã Cao Mã Pờ, không chỉ làm tốt nhiệm vụ chuyên môn, mà còn là tấm gương thanh niên điển hình về thực hiện phong trào khởi nghiệp và áp dụng công nghệ 4.0 vào đời sống.

Chị Chảo Thị Lan hái lá thuốc tắm.
Chị Chảo Thị Lan hái lá thuốc tắm.

Là người con sinh ra và lớn lên tại mảnh đất vùng biên thôn Thèn Ván 1, xã Cao Mã Pờ; từ nhỏ cuộc sống của chị Chảo Thị Lan đã quen với việc đi nương, làm rẫy và làm quen với các loại cây thuốc trong rừng. Học THPT xong, chị Lan đi học tại Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh và trở về công tác tại quê nhà vào năm 2013. Là Bí thư Chi đoàn Trường Mầm non xã Cao Mã Pờ, bên cạnh việc làm tốt công tác chuyên môn, ngoài giờ lên lớp chị còn chịu khó mày mò, tìm hiểu về bài thuốc tắm cổ truyền của dân tộc Dao. Năm 2017, khi chị sinh con đầu lòng đã được bà cụ và mẹ chăm sóc chu đáo, đi rừng lấy lá thuốc về cho chị tắm để phòng tránh các bệnh sản khoa sau sinh. Chính nhờ tình cảm yêu thương của gia đình và hiệu quả của bài thuốc tắm, là cơ duyên để chị nảy sinh ý tưởng muốn phổ biến rộng rãi bài thuốc tắm này đến nhiều người hơn nữa, mong muốn mỗi người phụ nữ sau khi sinh đều được chăm sóc tốt.

Hàng ngày, sau giờ lên lớp chị Lan lại đi rừng hái lá thuốc về sơ chế, từng vị thuốc được chị cẩn thận chia ra, phân loại, phơi khô. Chị Lan chia sẻ: “Ban đầu mình thấy bài thuốc tốt nên giới thiệu cho chị em đồng nghiệp, sau đó mọi người lại giới thiệu cho nhiều người khác mua về dùng. Từ đó, mọi người truyền tai nhau tìm đến mua thuốc tắm. Việc bán hàng chủ yếu là qua facebook và tranh thủ thời gian rảnh rỗi nên cũng không được nhiều. Về sau, tôi được người thân trong gia đình hỗ trợ việc hái thuốc nên số lượng sản phẩm bán ra dần tăng lên”. Bài thuốc tắm của dân tộc Dao gồm có 42 vị thuốc được hái từ trên rừng về, sau khi phân loại và phối hợp đúng liều lượng sẽ được đóng gói để đưa đến người tiêu dùng. Chị Lan cho biết, mỗi gói thuốc là 1 thang thuốc đủ cho 1 lần tắm, 3 gói thuốc là 1 liệu trình. Mỗi phụ nữ sau khi sinh, vết mổ khô là tắm được và chỉ cần một liệu trình là có thể phòng tránh được các bệnh về sản khoa sau sinh. Giá của 1 liệu trình là 650 nghìn đồng, trung bình mỗi tháng chị bán được khoảng 10 liệu trình. Phần lớn khách hàng của chị sau khi dùng xong đều nhận xét là sản phẩm tốt, nấu nước tắm có mùi thơm và hiệu quả.

Đến năm 2018, chị Lan bắt đầu áp dụng công nghệ số vào livestream để bán hàng trên facebook, chị đầu tư bảng biển, máy điện thoại, giá đỡ… để tạo thành một phòng quay nhỏ tại một góc nhà và giới thiệu bán hàng vào buổi tối. Đây là cách làm khá chuyên nghiệp so với điều kiện ở vùng sâu, xa. Sau hơn 5 năm gìn giữ và phát huy bài thuốc tắm cổ truyền của dân tộc Dao, đến nay lượng khách hàng của chị luôn ổn định. Không chỉ hái lá thuốc, chị Lan còn bảo tồn những cây thuốc quý bằng cách tìm về trồng quanh nhà và phổ biến với mọi người. Bà Tẩn Thị Hoa, thôn Thèn Ván 1, tâm sự: “Bài thuốc tắm của người Dao đỏ được truyền từ đời này sang đời khác, nhưng ngày nay lớp trẻ không còn quan tâm và biết nhiều đến nó. Cháu Lan rất chịu khó tìm tòi, đi hái lá thuốc về đã giúp phổ biến cho người trẻ biết đến bài thuốc cổ truyền này. Làm cho bài thuốc không bị mai một và giúp cho những người đi hái thuốc có thêm thu nhập”.

Bí thư Đoàn xã Cao Mã Pờ, Trăng Văn Chương, chia sẻ: “Đồng chí Lan ngoài làm tốt công tác chuyên môn còn rất tích cực tham gia vào các phong trào do Đoàn xã phát động. Bên cạnh đó, chị còn phát huy được sản phẩm truyền thống của dân tộc Dao là bài thuốc lá tắm, được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao. Đây là tấm gương điển hình cho đoàn viên, thanh niên trong xã học tập về cách phát huy truyền thống của dân tộc gắn với phát triển kinh tế gia đình”. Qua đây, cũng khẳng định rằng thanh niên ở vùng sâu, xa có thể phát huy tốt khả năng sáng tạo của mình để khởi nghiệp, hội nhập trong thời đại 4.0 này. Với nỗ lực của cô gái người Dao nhỏ nhắn, đã góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và góp phần bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý tại nơi biên cương của Tổ quốc.

Bài, ảnh: LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"Vườn dưa 4.0" ở Hà Giang, ý tưởng đoạt giải Nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp trong thanh niên

BHG - Hiện nay, việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo là một trong những yêu cầu cấp thiết để hòa vào dòng chảy phát triển kinh tế của đất nước. Bài toán về năng suất, chất lượng, cũng như tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản sẽ tìm ra lời giải từ việc đẩy mạnh ứng dụng KHCN, chuyển đổi số, năng động nắm bắt thị trường. Người tiên phong cho ý tưởng khởi nghiệp ứng dụng KHCN, đổi mới, sáng tạo ở Hà Giang là anh Nguyễn Xuân Tiến, Giám đốc HTX Hợp tác xã Thanh niên Phương Tiến, thôn Nà Thài, xã Phương Tiến (Vị Xuyên).

28/12/2021
KH&CN là người bạn đồng hành giúp thanh niên đổi mới, sáng tạo trong khởi nghiệp

BHG - Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định một trong những nhiệm vụ đột phá trọng tâm phát triển đất nước trong nhiệm kỳ 2021 - 2026 là việc phát triển kinh tế số, xã hội số, huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển đất nước. Thanh niên là một trong những lực lượng quan trọng, đi đầu ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN), chuyển đổi số, với khát vọng lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

26/11/2021
Chung kết cuộc thi Ý tưởng thanh niên khởi nghiệp năm 2021

BHG - Ngày 26.11, Tỉnh đoàn tổ chức trực tuyến vòng Chung kết cuộc thi Ý tưởng thanh niên khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên của tỉnh năm 2021.  Sau một thời gian triển khai, trải qua các vòng thi của cuộc thi Ý tưởng thanh niên khởi nghiệp có 10 ý tưởng xuất sắc, đại diện cho tinh thần khởi nghiệp của đoàn viên, thanh niên trong tỉnh lọt vào vòng chung kết. 

26/11/2021
Viên Anh Minh với mô hình trồng dâu tây hữu cơ gắn với du lịch trải nghiệm

BHG - Thời gian gần đây lên Quản Bạ du lịch, địa điểm được giới thiệu tham quan ngoài khu du lịch nghỉ dưỡng H’Mông Village; làng du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm thì khu vườn dâu tây hữu cơ đang cho độ thu hái của chàng trai trẻ Viên Anh Minh, sinh năm 1995 ở xã Quản Bạ (huyện Quản Bạ) cũng được nhiều người ghé tham quan trải nghiệm và thu hái dâu tây.

25/02/2022