Nguyễn Quang Trực thành công từ cây Khôi tía

19:05, 02/06/2021

BHG - Thanh niên Nguyễn Quang Trực năm nay 31 tuổi, thôn Tân Tiến, xã Việt Vinh (Bắc Quang) tâm sự: Học xong Trung cấp Y tế Hà Giang mấy năm vẫn chưa kiếm được việc làm ổn định. Thấy quê mình, đồng bào thường dùng lá Khôi tía để chữa các căn bệnh về dạ dày rất hiệu quả. Học hỏi, làm theo và em đã chọn cây Khôi tía để bắt đầu sự nghiệp...

Anh Nguyễn Quang Trực thu hái lá Khôi.
Anh Nguyễn Quang Trực thu hái lá Khôi.

Nguyễn Quang Trực cho biết: Cây Khôi tía là loài thảo dược. Dân gian thường dùng lá Khôi tía để chữa trị các chứng bệnh về viêm loét dạ dày, hoặc các chứng trào ngược dạ dày sau khi ăn. Lá Khôi tía thường được hái tươi, rửa sạch đun sôi nhỏ lửa khoảng 10 phút rồi để nguội uống mỗi ngày thay nước. Ngoài ra, có thể thu hái đem phơi khô để cất trữ dùng dần. Dùng lá Khôi phơi khô tán thành bột trộn với mật ong rừng sử dụng lâu dài cho người mắc chứng ợ chua sau ăn, nếu mắc bệnh trào ngược dạ dày mãn tính cũng mang lại kết quả rất tốt. Hiện nay, chứng bệnh về dạ dày, bệnh trào ngược, ợ chua sau ăn đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội hiện đại. Nhiều người đã tìm đến lá Khôi tía để chữa trị an toàn, hiệu quả. Nắm bắt được nhu cầu sử dụng thảo dược từ cây Khôi tía chữa bệnh dạ dày ngày một nhiều, đem lại hiệu quả tốt, Trực mạnh dạn đưa cây Khôi tía vào trồng để khởi nghiệp và lập thân.

Sau hơn 3 năm kiên trì vừa học hỏi, vừa trồng, Nguyễn Quang Trực đã có một vườn, đồi trồng cây Khôi tía khoảng 1,2 ha. Trực cho biết: Cây Khôi tía trồng làm thuốc phải bón 100% phân chuồng hoai mục. Chăm bón đúng cách sẽ cho thu hoạch lá từ 6 – 8 lần/năm. Mỗi kg lá Khôi tía bán tươi ngay sau thu hái đang dao động từ 25 – 30 ngàn đồng. Còn mỗi kg hạt cây Khôi tía giá dao động từ 600 – 700 ngàn đồng/kg. Ngoài thu hoạch lá và hạt, mỗi năm Trực còn ươm khoảng 1 vạn cây giống Khôi tía để bán cho người trồng quanh vùng các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên giá bình quân từ 10 – 12 ngàn đồng/cây. Trực cho biết, cây Khôi tía đã giúp anh khởi nghiệp thành công mỗi năm thu về khoảng 120 – 150 triệu đồng. 

Bài, ảnh:  NGUYỄN HÙNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khởi nghiệp với nghề chăm sóc thú cưng ở Hà Giang

BHG - Bác sĩ thú y không phải là một nghề mới, tuy nhiên tại Hà Giang vẫn còn rất ít người theo đuổi nghề này. Nhìn nhận được những tiềm năng còn bỏ ngỏ, chị Phùng Thị Hảo – chủ phòng khám Thú y Hà Giang (Tổ 8, phường Nguyễn Trãi, TP. Hà Giang) là một trong những người tiên phong đưa dịch vụ thú y trở nên phổ biến hơn tới người dân ở Hà Giang.

31/03/2021
Sức trẻ khởi nghiệp trên dòng sông Lô

BHG - Xuất phát từ khát khao và nhiệt huyết của tuổi trẻ, luôn mong muốn biến những khó khăn thành cơ hội làm giàu trên mảnh đất quê hương, đoàn viên Trần Tuấn Minh cùng một số người bạn mạnh dạn đầu tư thành lập HTX Huỳnh Minh phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông Lô.

 

29/10/2020
Mèo Vạc tháo gỡ khó khăn trong phong trào khởi nghiệp

BHG - Nhằm phát huy tinh thần xung kích của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), huyện Mèo Vạc triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phong trào khởi nghiệp; khuyến khích hình thành các nhóm sở thích cùng phát triển. Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo động lực cho các tổ chức, cá nhân tham gia phong trào khởi nghiệp, góp phần phát triển KT – XH địa phương.

 

25/11/2020
Đoàn viên Lương Văn Quỳnh làm giàu từ mô hình cải tạo vườn tạp

BHG - Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, ngay từ khi còn nhỏ, anh Lương Văn Quỳnh, sinh năm 1990, thôn Lùng Càng, xã Phong Quang (Vị Xuyên) đã mang trong mình ý chí vươn lên làm giàu. Qua tìm hiểu, anh nắm được chủ trương cải tạo vườn tạp gắn với thực hiện xây dựng Nông thôn mới (NTM) đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cuối năm 2019, anh Quỳnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện cải tạo vườn tạp đã giúp gia đình anh có thu nhập ổn định.

 

24/12/2020