Hà Giang

Đoàn viên thanh niên dân tộc thiểu số ở Đồng Văn phát triển kinh tế

09:48, 08/06/2021

BHG - Nhiều đoàn viên thanh niên (ĐVTN) dân tộc thiểu số ở huyện Đồng Văn đã thay đổi tư duy, nếp nghĩ, mạnh dạn phát triển kinh tế, đem lại việc làm và thu nhập ổn định. Những gương sáng thanh niên tiêu biểu về phát triển kinh tế là điểm tựa vững chắc, tạo động lực để nhiều bạn trẻ áp dụng vào thực tiễn.

Đoàn viên, thanh niên thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là kiểm tra các khâu hoàn thiện sản phẩm. (Ảnh chụp trước ngày 25.4.2021).
Đoàn viên, thanh niên thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là kiểm tra các khâu hoàn thiện sản phẩm. (Ảnh chụp trước ngày 25.4.2021).

Nhiều ĐVTN ở các thôn, bản nơi miền đá đã tiên phong phát triển các loại cây trồng, vật nuôi để xóa nghèo, tạo sinh kế từ những nguồn lực hiện có… Trong đó, nổi bật là Là Mí Tam, thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là tiên phong thành lập Tổ Hợp tác (THT) “May mặc thổ cẩm dân tộc Lô Lô”. Năm 2018, 18 thành viên của THT cùng góp sức, quảng bá sản phẩm trang phục truyền thống của dân tộc, tạo đà nâng cao thu nhập, việc làm cho ĐVTN, thu nhập của THT đạt 950 triệu đồng/năm. Bạn Là Mí Tam, tổ trưởng THT chia sẻ: Em và các bạn ĐVTN cùng chung chí hướng mở THT để vừa gìn giữ, bảo toàn và phát huy giá trị truyền thống, nét văn hóa riêng của dân tộc Lô Lô. Những bộ trang phục thể hiện tinh hoa đặc sắc, cùng sự tỉ mỉ trên từng đường may. Du khách sẽ có nhiều lựa chọn để trải nghiệm, mua về làm quà cho những người thân nhiều sản phẩm từ khăn, váy, áo, thắt lưng, mũ... giá bán giao động từ 600.000 - 12 triệu đồng. Thời gian tới, sẽ vận động thêm các bạn thanh niên, tham gia vào THT để có được nguồn thu nhập, ổn định đời sống.

Vừ Mí Sính, thôn Mua Súa, xã Thài Phìn Tủng cũng là 1 trong những ĐVTN người Mông tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với những thách thức. Nhận thấy trồng cây ngô không mang lại hiệu quả kinh tế, Sính đã chuyển sang chăn nuôi theo mô hình gia trại. Sính nuôi 12 con lợn đen sinh sản, 30 lợn đen thương phẩm; bò vỗ béo 5 con; gà đen 100 con. Bên cạnh đó, Sính còn nuôi 20 con chó Mông cộc... lợi nhuận đạt 450 triệu/năm. Vừ Mí Sính tâm tình: Lợn thương phẩm hiện nay đang cung cấp cho các trường học trên địa bàn, mình luôn đặt tiêu chí sức khỏe người sử dụng lên hàng đầu, không sử dụng các chất tạo nạc. Hiện nay, chất lượng thịt lợn đen được khách hàng đánh giá cao. Thấy mô hình chăn nuôi gia trại của mình mang lại hiệu quả kinh tế, nhiều người trong và ngoài xã cũng tìm đến mong muốn được truyền thụ cách chọn giống, chăm sóc vật nuôi. Được giúp đỡ nhiều người là niềm hạnh phúc, mình luôn chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn với mọi người.

Bí thư Huyện đoàn Đồng Văn, Ly Việt Hùng cho biết: Nhiều ĐVTN đã mạnh dạn tiên phong phát triển kinh tế đem lại thu nhập cao. Huyện đoàn luôn nỗ lực kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, tìm nguồn đầu tư, đầu ra vững chắc cho các sản phẩm. Tổ chức tập huấn kiến thức về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Định hướng những cách làm hay, sáng tạo thể hiện được ý chí, khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng của tuổi trẻ vùng biên. Thời gian tới sẽ khuyến khích đẩy mạnh phát triển trồng các giống cây ăn quả ôn đới phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập cho ĐVTN.

Bài, ảnh:  ĐỨC NINH


Cùng chuyên mục

Khởi nghiệp với nghề chăm sóc thú cưng ở Hà Giang

BHG - Bác sĩ thú y không phải là một nghề mới, tuy nhiên tại Hà Giang vẫn còn rất ít người theo đuổi nghề này. Nhìn nhận được những tiềm năng còn bỏ ngỏ, chị Phùng Thị Hảo – chủ phòng khám Thú y Hà Giang (Tổ 8, phường Nguyễn Trãi, TP. Hà Giang) là một trong những người tiên phong đưa dịch vụ thú y trở nên phổ biến hơn tới người dân ở Hà Giang.

31/03/2021
Sức trẻ khởi nghiệp trên dòng sông Lô

BHG - Xuất phát từ khát khao và nhiệt huyết của tuổi trẻ, luôn mong muốn biến những khó khăn thành cơ hội làm giàu trên mảnh đất quê hương, đoàn viên Trần Tuấn Minh cùng một số người bạn mạnh dạn đầu tư thành lập HTX Huỳnh Minh phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông Lô.

 

29/10/2020
Mèo Vạc tháo gỡ khó khăn trong phong trào khởi nghiệp

BHG - Nhằm phát huy tinh thần xung kích của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), huyện Mèo Vạc triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phong trào khởi nghiệp; khuyến khích hình thành các nhóm sở thích cùng phát triển. Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo động lực cho các tổ chức, cá nhân tham gia phong trào khởi nghiệp, góp phần phát triển KT – XH địa phương.

 

25/11/2020
Đoàn viên Lương Văn Quỳnh làm giàu từ mô hình cải tạo vườn tạp

BHG - Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, ngay từ khi còn nhỏ, anh Lương Văn Quỳnh, sinh năm 1990, thôn Lùng Càng, xã Phong Quang (Vị Xuyên) đã mang trong mình ý chí vươn lên làm giàu. Qua tìm hiểu, anh nắm được chủ trương cải tạo vườn tạp gắn với thực hiện xây dựng Nông thôn mới (NTM) đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cuối năm 2019, anh Quỳnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện cải tạo vườn tạp đã giúp gia đình anh có thu nhập ổn định.

 

24/12/2020