Quản Bạ nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

09:16, 06/05/2020

BHG - Với vai trò chăm lo, định hướng, giáo dục đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), thời gian qua, Huyện đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên huyện Quản Bạ đã có nhiều giải pháp, tổ chức các hoạt động, mô hình sáng tạo nhằm hỗ trợ, động viên ĐVTN khởi nghiệp, như: Diễn đàn Khởi nghiệp, các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu các chính sách giải quyết việc làm, xây dựng các chính sách hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn,... tạo điều kiện cho ĐVTN có ý chí, khát vọng lập nghiệp và làm giàu chính đáng tập hợp để giao lưu, học hỏi kiến thức, tìm kiếm cơ hội khởi nghiệp. Từ sự nỗ lực của tổ chức Đoàn, hội; ngày càng có nhiều mô hình ĐVTN khởi nghiệp thành công, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.

Huyện Quản Bạ tư vấn nghề nghiệp cho đoàn viên, thanh niên.
Huyện Quản Bạ tư vấn nghề nghiệp cho đoàn viên, thanh niên.

Huyện đoàn Quản Bạ vừa tiến hành rà soát, đánh giá hiệu quả các mô hình khởi nghiệp trong toàn huyện và đề ra giải pháp hỗ trợ khởi nghiệp đối với từng khởi nghiệp viên phù hợp với điều kiện thực tế, tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Qua rà soát, toàn huyện có trên 260 mô hình khởi nghiệp hiệu quả và bền vững; góp phần tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho ĐVTN, người lao động nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững. Trên tổng số 260 mô hình khởi nghiệp, có 234 mô hình kinh doanh cá thể được tập trung vào các lĩnh vực: Chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh dịch vụ, du lịch…

Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều mô hình của các khởi nghiệp viên được đánh giá hiệu quả và mang lại thu nhập cao, như: Nuôi ong, chăn nuôi bò vỗ béo, nuôi chim bồ câu, nuôi thỏ, gà, lợn đen... Các mô hình đã giúp cho mỗi ĐVTN và các khởi nghiệp viên có thu nhập ổn định; nhiều mô hình đã đem về doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm. Đối với lĩnh vực trồng trọt, nhiều mô hình đã khẳng định được tính bền vững cũng như hiệu quả cao, như: Mô hình trồng Hồng không hạt tại xã Nghĩa Thuận; trồng Ấu tẩu nấu cao tại xã Cao Mã Pờ; trồng, chế biến dược liệu tại xã Quản Bạ, thị trấn Tam Sơn; trồng rau sạch tại xã Quyết Tiến… Bên cạnh đó, nhiều khởi nghiệp viên đã chịu khó học hỏi, sáng tạo và mạnh dạn đầu tư khởi nghiệp ở lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ du lịch, mạnh dạn đầu tư dịch vụ nhà lưu trú homestay, dịch vụ tắm lá thuốc, nhà hàng, quán ăn,... dựa vào lợi thế của huyện là cửa ngõ của Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn để phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế. Các mô hình khởi nghiệp đã mang lại cho khởi nghiệp viên nguồn thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm; qua đó, góp phần tạo động lực, cổ vũ ĐVTN, người lao động mạnh dạn khởi nghiệp.

Có thể thấy được vai trò quan trọng của các phong trào khởi nghiệp tại địa phương trong giải quyết nhu cầu việc làm của ĐVTN và người lao động. Để phát huy hơn nữa vai trò của phong trào khởi nghiệp, các cấp bộ Đoàn, Hội của huyện Quản Bạ cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của nhà nước về dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên. Chú trọng công tác định hướng nghề nghiệp cho ĐVTN lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp năng lực, sở trường. Bên cạnh đó, các cấp bộ Đoàn, Hội cần tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ nguồn vốn phát triển kinh tế và  thường xuyên theo dõi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của ĐVTN để định hướng nghề nghiệp sát với thực tế địa phương; chú trọng xây dựng, biểu dương những mô hình ĐVTN làm kinh tế giỏi, tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm để nhân rộng các mô hình.

Bài, ảnh: ĐẠI TÂM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người đưa giống lợn rừng Thái Lan về đất Linh Hồ

BHG - Phong trào "Thanh niên học tập và làm theo gương Bác" phát triển kinh tế được đông đảo đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Vị Xuyên hưởng ứng tích cực. Với nghị lực quyết tâm vượt khó, dám nghĩ, dám làm, anh Phùng Văn Giai, thôn Bản Đông, xã Linh Hồ là một trong những tấm gương tiêu biểu cho tuổi trẻ có chí hướng khởi nghiệp và khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.

 

30/03/2020
Nguyễn Văn Khuy làm giàu từ dịch vụ homestay

BHG -  Với thân hình nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hoạt bát và dễ gần là những hình ảnh ấn tượng khi mới gặp anh Nguyễn Văn Khuy (sinh 1995), thôn Cốc Pảng, xã Du Già (Yên Minh); chủ cơ sở lưu trú Du Già homestay.  Anh Khuy đã chọn kinh doanh dịch vụ homestay để khởi nghiệp, nhằm truyền cảm hứng về không gian văn hóa dân tộc và quảng bá du lịch trên mảnh đất quê hương và gây dựng kinh tế gia đình.

 

28/02/2020
Thoát nghèo nhờ nuôi lợn giống bản địa

BHG - Từ hai bàn tay trắng, bằng nghị lực và ý chí vươn lên, anh Phàn Văn Giang (sinh 1990) dân tộc Dao, thôn Thâm Quảng, xã Đường Âm (Bắc Mê) đã trở thành chủ mô hình nuôi lợn cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt, từ khi lấy vợ, sinh con; cuộc sống của gia đình anh Giang chỉ trông vào diện tích ruộng, nương ít ỏi nên gặp rất nhiều thiếu thốn. Với quyết tâm không cam chịu đói nghèo...

25/12/2019
Chàng trai "xương thủy tinh" vượt lên số phận

BHG - Sinh ra và lớn lên không may mắn, chàng trai người Nùng Vương Quốc Trường, sinh năm 1986, thôn Bó Lách, xã Quyết Tiến (Quản Bạ) bị liệt 2 chân, nhưng anh luôn có ý chí, nghị lực vượt lên chính mình, làm giàu cho gia đình và xã hội. Ngay từ lúc 5 tuổi, gia đình phát hiện anh bị bệnh xương thủy tinh ở 2 chân, cứ hoạt động mạnh là gãy, do gãy nhiều lần đến nay chân anh bị teo, đi lại rất khó khăn. Đến tuổi đi học, thấy các bạn cùng trang lứa tung tăng chạy nhảy vui chơi...

25/04/2020