Hà Giang

Chung Văn Bình điển hình nuôi bò vỗ béo

09:45, 22/01/2019

BHG - Nhờ nguồn vốn ưu đãi từ Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đã tạo hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi của gia đình anh Chung Văn Bình, thôn Bản Thăng, xã Tùng Vài (Quản Bạ). Thông qua nguồn vốn đã giúp anh trở thành một trong những hộ điển hình về phát triển kinh tế hiệu quả từ nuôi bò vỗ béo.

Đàn bò của anh Chung Văn Bình, thôn Bản Thăng, xã Tùng Vài (Quản Bạ).
Đàn bò của anh Chung Văn Bình, thôn Bản Thăng, xã Tùng Vài (Quản Bạ).

Sinh ra và lớn lên ở xã Tùng Vài, được chứng kiến không ít gia đình sống trong cảnh nghèo, đói; đây cũng chính là động lực khiến anh Bình luôn trăn trở, suy nghĩ tìm cách thoát nghèo. Nhưng ở nơi vùng cao hiểm trở, đá nhiều hơn đất thì việc tìm cách thoát nghèo gặp vô cùng khó khăn. Anh Bình tâm sự: “Trước đây chưa có nguồn vốn vay ưu đãi theo Nghị quyết 209, gia đình tôi đã làm nhiều nghề, như: Đi buôn bán ở chợ phiên, bán hàng tạp hóa, xay xát, nuôi lợn, gà… Do vốn ít, nên lời lãi chẳng đáng là bao; cùng sự thay đổi của thị trường, dịch bệnh dễ dẫn đến rủi ro, thua lỗ. Khi tỉnh có chủ trương cho vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, chăn nuôi quy mô lớn vào năm 2016; gia đình tôi mới có cơ hội và tìm hướng đi mới là nuôi bò hàng hóa”.

Mặc dù đã ở tuổi 42, anh Bình vẫn quyết tâm khởi nghiệp từ mô hình chăn nuôi đại gia súc; với mong muốn đưa gia đình thoát khỏi diện nghèo... Anh Bình chia sẻ: “Những năm trước, nhà nghèo nên chỉ nuôi 1-2 con bò để phục vụ cày cấy chứ chưa dám nghĩ đến nuôi bò hàng hóa. Từ khi được chính quyền địa phương tuyên truyền về chính sách ưu đãi của tỉnh, tôi học cách làm chuồng của các hộ xung quanh, rồi nghiên cứu về kỹ thuật chăn nuôi bò, tính toán thời gian khi nào xuất chuồng được giá cao, không bị tốn kém chi phí chăn nuôi”…

Nhận được vốn vay 100 triệu đồng, anh Bình xây 4 gian chuồng kiên cố và che chắn cẩn thận và mua bò về nuôi vỗ béo; đến nay, anh luôn duy trì đàn bò từ 7 - 8 con. Anh chia sẻ, “Nhà neo người, chỉ có 2 vợ chồng thay nhau cắt cỏ, nấu cám và chăm sóc đàn bò, lợn nên không thể tăng đàn quá nhiều. Nuôi bò có ưu điểm là ít bị dịch bệnh, lớn nhanh và cho thu nhập cao; giá bán bò thường dao động từ 20-30 triệu đồng/con. Với mô hình nuôi bò vỗ béo, bò sinh sản cùng đàn  lợn trong chuồng lúc nào cũng khoảng 20 con cùng cửa hàng tạp hóa đã mang về thu nhập khoảng trên 200 triệu đồng/năm cho gia đình anh Bình.

Phó Chủ tịch UBND xã Tùng Vài, Nguyễn Trọng Tùng, cho biết: Hộ anh Bình là một trong những điển hình ở xã về sử dụng vốn vay hiệu quả trong phát triển chăn nuôi bò hàng hóa; sự mạnh dạn dám nghĩ, dám làm của anh Bình là tấm gương để bà con trong xã học tập, và mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi tiến tới thoát nghèo bền vững”.

Nhờ nuôi bò mà gia đình anh Bình có của ăn, của để và nuôi con theo học đại học, chuyên nghiệp. Sự thành công của anh Bình chính là động lực khuyến khích người dân vùng cao mạnh dạn phát triển sản xuất hàng hóa. 

Bài, ảnh: LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Gặp mặt nhóm thí sinh đạt giải Nhất cuộc thi " Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn toàn quốc"

BHG - Chiều 28.11, tại Hội trường UBND thành phố, Tỉnh đoàn Hà Giang đã tổ chức buổi gặp mặt nhóm tác giả đạt giải Nhất cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn toàn quốc" lần thứ I, năm 2018. Dự buổi gặp mặt có lãnh đạo Tỉnh đoàn, Thành ủy Hà Giang và đông đảo đoàn viên thanh niên đến từ các trường học trên địa bàn thành phố. Vinh dự vượt qua 183 bài thi của các thí sinh đến từ 52 tỉnh, thành đoàn trên cả nước, dự án Green Blessing "Trồng rau hữu cơ gắn với phát triển du lịch trách nhiệm" của nhóm tác giả Hoàng Thị Hảo đến từ Hà Giang... 

29/11/2018
Hoàng Văn Cân tiên phong nuôi ếch ở Tân Nam

BHG - Hơn 3 năm qua, nhờ sự đầu tư trọng điểm từ Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) tỉnh; nhân dân xã Tân Nam (Quang Bình) đã tiếp cận với nguồn vốn tài trợ thông qua hoạt động của các Nhóm sở thích (GIC) và Nhóm tiết kiệm tín dụng để mua cây, con giống phát triển kinh tế, tăng mức thu nhập và tạo ra giá trị sản phẩm hàng hóa lớn. Trong các nhóm hiện đang duy trì, mô hình nuôi ếch của anh Hoàng Văn Cân, thôn Nậm Hán được đánh giá triển vọng và có khả năng nhân rộng.

28/11/2018
Hai anh em người Dao khởi nghiệp từ nuôi giun Quế

BHG - Mô hình nuôi giun Quế của hai anh em Phàn Văn Canh và Phàn Văn Dân nằm giữa những thửa ruộng bậc thang của gia đình tại thôn Thành Công, xã Bản Péo (Hoàng Su Phì). Đầu năm 2017, sau khi đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại trang trại nuôi giun Quế ở thị trấn Việt Vinh (Bắc Quang), Phàn Văn Canh (sinh năm 1992) luôn nung nấu ý tưởng đưa loại giun này về nuôi trên quê hương mình. Là Phó Bí thư Đoàn xã Bản Péo nên Phàn Văn Canh có ít thời gian thực hiện, do vậy anh rủ thêm người em họ là Phàn Văn Dân cùng chung tay nuôi giun Quế. Phàn Văn Dân...

24/10/2018
Khởi nghiệp từ trồng rau mầm

BHG- Hiện nay, nhu cầu rau sạch ngày càng trở nên cấp thiết để mang lại những giá trị dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân. Nắm bắt được thị trường kinh doanh rau sạch là hướng phát triển rất tiềm năng, chị Trần Kim Liễu, thôn Trang, xã Trung Thành (Vị Xuyên) đã đầu tư cơ sở để sản xuất rau mầm đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

 

22/11/2018