Chị Phùng Thị Hồng khởi nghiệp từ cây trồng thế mạnh địa phương

11:08, 03/12/2018

BHG - Vốn xuất thân từ gia đình thuần nông, nơi làng nghề trồng rau có tiếng của huyện Mê Linh (Hà Nội); lớn lên theo cha mẹ lên vùng quê Hà Giang lập nghiệp, là người phụ nữ nhạy  bén, chị Phùng Thị Hồng (sinh 1975), tổ 7, thị trấn Việt Lâm bắt tay khởi nghiệp dựa trên cây trồng thế mạnh tại huyện Vị Xuyên; với giống cây chủ lực là cam Sành, cam Giấy.   Mùa nào thức nấy, chị Hồng đã biến thửa ruộng của gia đình thành những vườn rau xanh ngát, đem lại nguồn thu nhập ổn định hàng năm cho gia đình.

Vườn cam của gia đình chị Phùng Thị Hồng (đứng ngoài), tổ 7, thị trấn Việt Lâm.
Vườn cam của gia đình chị Phùng Thị Hồng (đứng ngoài), tổ 7, thị trấn Việt Lâm.

Nhận thấy đất đai màu mỡ, khí hậu của địa phương phù hợp trồng các loại rau, quả; trong khi thị trường tiêu thụ cũng khá lớn, chị Hồng là một trong số ít người tiên phong cải tạo đất để chuyên canh trồng rau. Bên cạnh diện tích 1.000 m2 đất vườn trồng bí xanh, mướp đắng, su su gối vụ… ngay sau khi kết thúc vụ lúa Hè - thu, 2.800 m2 đất còn lại, chị khẩn trương cày ải, để canh tác các loạt loại rau như: Su hào, bắp cải, đậu Hà Lan, súp lơ…

Theo chị Hồng, nghề trồng rau  phải chắt chiu, tỉ mỉ từng chút và đặt cái tâm của mình vào công việc… Trồng rau theo phương pháp an toàn không khó, nhưng đòi hỏi người nông dân phải kiên trì. Trước tiên, mua giống phải chuẩn thì sau này cây rau mới cho chất lượng; thực hiện ủ phân chuồng trộn lẫn phân vi sinh bón cho cây; dành thời gian bắt sâu, bọ; hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật. Với cách làm trên, rau vẫn cho sản lượng cao và  yên tâm với người sử dụng. Thời điểm mùa thu hoạch, 2 - 4 giờ sáng, gia đình chị đã có mặt ngoài đồng để hái rau cho tươi, ngon. Chỉ tính riêng trồng rau đã mang về cho chị Hồng khoản thu nhập trung bình khoảng 50 triệu đồng/năm; nhờ đó, kinh tế gia đình chị ngày càng no đủ hơn.

Chưa dừng lại ở đó, năm 2014, vợ chồng chị Hồng còn đầu tư trồng 300 gốc cam Sành, 300 gốc cam Giấy xen canh với cây chè. Những ngày đầu, việc chăm sóc cam gặp không ít khó khăn, vất vả; do cây bị bệnh nấm, nhện đỏ, sâu đục gốc nên mất nhiều công sức và chi phí cao. Không nản lòng, chị đã học hỏi những người có kinh nghiệm để tìm hiểu về kỹ thuật chăm sóc cây đúng quy trình. Bước sang năm thứ 4, vườn cam sinh trưởng mạnh, cành lá sum suê và cho những quả ngọt đầu tiên; ước tính, lứa cam đầu đạt khoảng 2 tấn quả, hứa hẹn đóng góp đáng kể vào nguồn thu nhập của gia đình chị.

Chị Hồng cho biết thêm: “Hiện nay, tổng các nguồn thu, mỗi năm gia đình đạt từ 70 - 100 triệu đồng. Tuy nhiên, vấn đề khó nhất đối với nông dân là đầu ra cho các sản phẩm, mặc dù nằm trong Tổ liên kết trồng rau an toàn của thị trấn Việt Lâm, nhưng lượng rau, quả chủ chủ yếu vẫn phải bán lẻ ngoài thị trường. Để có thêm động lực, vừa qua, chị Hồng đăng ký vay vốn theo chương trình khởi nghiệp; hy vọng đồng vốn sớm được trao tay để chị tiếp tục thực hiện ý tưởng của mình. 

“Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Việt Lâm có 1.095 hội viên/14 chi hội. Những năm qua, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” đã tạo sức lan tỏa rộng trên địa bàn và  đóng góp tích cực vào sự phát triển KT - XH địa phương. Với đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động; đến nay, các chi hội đều đã xây dựng những mô hình phát triển kinh tế thành công; nhiều hội viên có thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm từ trồng cây ăn quả, trồng chè và chăn nuôi. Đối với chị Phùng Thị Hồng, là nhân tố điển hình trong lao động sản xuất, làm giàu chính đáng và luôn chia sẻ, giúp đỡ chị em cùng vươn lên trong cuộc sống”. Chị Nguyễn Thị Oanh, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Việt Lâm cho biết.

Bài, ảnh: MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khởi nghiệp từ Mô hình Dịch vụ du lịch ở Xín Mần

BHG - Khởi nghiệp không bao giờ muộn với những ai có ý chí, quyết tâm mong muốn thay đổi cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế cho quê hương và xã hội - điều này hoàn toàn đúng với trường hợp của chị Phạm Thị Cúc. Chị Phạm Thị Cúc, sinh năm 1984, tại huyện Bắc Quang. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại Thái Nguyên, chị trở về quê bươn trải nhiều nghề, nhưng thu nhập không đảm bảo. Năm 2010, chị quyết định lên Xín Mần lập nghiệp...

30/08/2018
Gặp mặt nhóm thí sinh đạt giải Nhất cuộc thi " Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn toàn quốc"

BHG - Chiều 28.11, tại Hội trường UBND thành phố, Tỉnh đoàn Hà Giang đã tổ chức buổi gặp mặt nhóm tác giả đạt giải Nhất cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn toàn quốc" lần thứ I, năm 2018. Dự buổi gặp mặt có lãnh đạo Tỉnh đoàn, Thành ủy Hà Giang và đông đảo đoàn viên thanh niên đến từ các trường học trên địa bàn thành phố. Vinh dự vượt qua 183 bài thi của các thí sinh đến từ 52 tỉnh, thành đoàn trên cả nước, dự án Green Blessing "Trồng rau hữu cơ gắn với phát triển du lịch trách nhiệm" của nhóm tác giả Hoàng Thị Hảo đến từ Hà Giang... 

29/11/2018
Hoàng Văn Cân tiên phong nuôi ếch ở Tân Nam

BHG - Hơn 3 năm qua, nhờ sự đầu tư trọng điểm từ Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) tỉnh; nhân dân xã Tân Nam (Quang Bình) đã tiếp cận với nguồn vốn tài trợ thông qua hoạt động của các Nhóm sở thích (GIC) và Nhóm tiết kiệm tín dụng để mua cây, con giống phát triển kinh tế, tăng mức thu nhập và tạo ra giá trị sản phẩm hàng hóa lớn. Trong các nhóm hiện đang duy trì, mô hình nuôi ếch của anh Hoàng Văn Cân, thôn Nậm Hán được đánh giá triển vọng và có khả năng nhân rộng.

28/11/2018
Đoàn viên Nguyễn Tiến Dũng khởi nghiệp từ nuôi thỏ

BHG - Với vóc dáng thư sinh, nụ cười hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ; chàng trai Nguyễn Tiến Dũng (sinh 1995), trú tại tổ 2, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên) đã gây dựng cho mình cơ nghiệp khá ổn định và bền vững từ mô hình chăn nuôi thỏ được Dũng ấp ủ từ nhiều năm trước và quyết tâm thực hiện, giờ đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Tốt nghiệp THPT năm 2013, Dũng không thi đại học mà đi học nghề và làm công nhân điện tử tại Khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương...

27/09/2018