Khởi nghiệp để hội nhập

07:50, 23/05/2017

BHG- Năng động, sáng tạo, nhạy bén với thị trường và chủ động “đặt mình” vào sự chuyển động của thời đại, đội ngũ thanh niên với hoạt động khởi nghiệp hiệu quả thời gian qua đang góp phần quan trọng cho quá trình hội nhập sâu rộng của tỉnh nhà hiện nay.

Thanh niên Vị Xuyên tìm hiểu các thông tin tại “Hội chợ khởi nghiệp” do Huyện đoàn tổ chức.
Thanh niên Vị Xuyên tìm hiểu các thông tin tại “Hội chợ khởi nghiệp” do Huyện đoàn tổ chức.

Toàn tỉnh hiện có trên 235.000 thanh niên, phần lớn họ đều có khát vọng khởi nghiệp, vươn lên làm chủ cuộc sống; nhiều thanh niên làm kinh tế giỏi được Trung ương Đoàn tặng giải thưởng Lương Định Của, nhiều mô hình kinh tế hiệu quả cho thu nhập hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Trên nền tảng ấy, việc hội nhập sẽ càng mở ra nhiều cơ hội mới để thanh niên khởi nghiệp, mở rộng giao lưu quốc tế. Nhưng thực tế khi “bắt tay” vào khởi nghiệp, phần lớn thanh niên Hà Giang đang thiếu và yếu cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý tưởng, kinh nghiệm, ngoại ngữ, kỹ năng và nguồn vốn nên gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Để hỗ trợ thanh niên, tỉnh ta đã có nhiều chính sách, hoạt động giúp thanh niên khởi nghiệp: Tổ chức “Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Hà Giang”; gặp mặt giữa lãnh đạo tỉnh với các sinh viên người Hà Giang đang học tập tại các trường Đại học tại Thủ đô Hà Nội; ban hành chương trình Tiếp sức khởi nghiệp tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016 – 2020; thành lập Ban chi đạo Chương trình khởi nghiệp tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016 – 2020. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn thí điểm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp năm 2016; tổ chức chương trình tư vấn khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh; phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhỏ và vừa cho 35 thanh niên là chủ các doanh nghiệp, HTX và thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp; tư vấn khởi nghiệp cho 300 HSSV các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn; tạo lập Hộp thư điện tử cho trên 200 thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp; mở lớp tập huấn khởi nghiệp cho các Bí thư, Phó Bí thư các Huyện, Thành đoàn và Đoàn trực thuộc; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tỉnh tổ chức xây dựng Phương án vay vốn khởi nghiệp. Các huyện, thành phố tổ chức các buổi Diễn đàn gặp mặt sinh viên, thanh niên khởi nghiệp, thành lập và ra mắt Câu lạc bộ Thanh niên khởi nghiệp. Từ cuối năm 2016 đến nay, đã có 14 HTX do thanh niên làm chủ được thành lập và đi vào hoạt động bước đầu hiệu quả, tập trung ở các huyện Vị Xuyên, Đồng Văn, Bắc Mê; số lượng mô hình phát triển kinh tế tăng nhanh từ 181 lên gần 300 mô hình với thu nhập bình quân trên 80 triệu đồng/mô hình/năm.

Khảo sát về kết quả khởi nghiệp của thanh niên trong thời gian qua, chúng tôi ghé thăm nhiều mô hình phát triển kinh tế và tham gia nhiều hoạt động khởi nghiệp của thanh niên Vị Xuyên, đây là một trong những huyện đi đầu trong phong trào khởi nghiệp của tuổi trẻ cực Bắc. Các mô hình kinh tế dù quy mô chưa lớn nhưng đều đang hoạt động hiệu quả, thể hiện ý chí, quyết tâm của tuổi trẻ. Đồng chí Hoàng Thị Huyền, Bí thư Huyện đoàn Vị Xuyên chia sẻ: “Bên cạnh sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, Huyện đoàn luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để thanh niên xung kích trong phát triển kinh tế và hội nhập. Các em đoàn viên, thanh niên đã xây dựng, thành lập được các hợp tác xã, nhóm hộ cùng sở thích, giải quyết việc làm cho nhiều thanh niên nông thôn. Nhiều mô hình kinh tế áp dụng công nghệ cao, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất theo hướng thực phẩm sạch, an toàn, chất lượng. Hiện nay, Đoàn Thanh niên đang quản lý 110 mô hình kinh tế phát triển hiệu quả, trong đó nổi bật như: Mô hình nuôi dê, nuôi bò nhốt, lợn, trồng nấm rơm, thanh long ruột đỏ, cam sạch, cây cảnh, thảo quả...”. 

Để tiếp sức khởi nghiệp thanh công, cần tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả: Tổ chức Cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp; mở các lớp tập huấn khởi nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên; có nguồn vốn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong việc truyền cảm hứng, khơi dậy sức trẻ và tinh thần vươn lên trong cuộc sống, vượt qua chính mình, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế của giới trẻ; thành lập, ra mắt Câu lạc bộ Thanh niên khởi nghiệp tỉnh Hà Giang.

AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thanh niên Quản Bạ xung kích khởi nghiệp

BHG - Thực hiện phong trào thanh niên xung kích phát triển KT – XH, thanh niên làm theo lời Bác; nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) ở huyện Quản Bạ đã chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới hướng làm ăn, tăng thu nhập cho gia đình và nhiều lao động, Trở thành tấm gương sáng cho nhiều bạn trẻ noi theo.  

29/03/2017
Khởi nghiệp từ mô hình trồng Thảo quả gắn bảo vệ rừng

BHG- Sinh năm 1987 tại thôn Nấm Chanh, xã Nấm Dẩn (Xín Mần) đoàn viên Cu Seo Tỏa là một trong những thanh niên dân tộc Mông khởi nghiệp thành công trên quê hương với mô hình trồng Thảo quả gắn với bảo vệ rừng. Mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và có sức lan tỏa mạnh mẽ đối với nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) ở địa phương. 

27/04/2017
Thanh niên Yên Minh cần định hướng và động lực khởi nghiệp

BHG- Tính đến ngày 31.12.2016, toàn huyện Yên Minh có 13.134 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó có gần 4.400 đoàn viên. Có tới một nửa số ĐVTN là con em hộ nghèo hoặc là chủ hộ nghèo. Theo thống kê của Huyện đoàn Yên Minh, toàn huyện chỉ có 12 mô hình kinh tế của ĐVTN là đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Nhìn vào con số này, có thể thấy ĐVTN ở Yên Minh đang rất cần định hướng và động lực để xây dựng các mô hình kinh tế khởi nghiệp.

23/03/2017
Chàng trai khởi nghiệp từ đam mê thời thơ ấu

BHG- Lúc nhỏ rong ruổi cùng mẹ khắp các chợ để bán gà, vịt; không biết từ bao giờ, anh đã mong muốn có một trang trại chăn nuôi cho riêng mình. Sinh năm 1994, anh Nguyễn Văn Huấn ở thôn Tân Thành, xã Phương Độ, T.p Hà Giang vừa nhận Bằng tốt nghiệp Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam;  do điều kiện gia đình khó khăn, anh quyết tâm trở về quê hương thực hiện ước mơ lúc nhỏ. 

21/04/2017