Huyện đoàn Bắc Mê đồng hành cùng thanh niên lập nghiệp

07:17, 23/11/2023

BHG- Thời gian qua, phong trào thanh niên khởi nghiệp (TNKN) ở huyện Bắc Mê triển khai ngày càng sâu rộng tới các Đoàn cơ sở. Từ phong trào này, nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) có việc làm ổn định, vươn lên làm giàu chính đáng; góp phần thực hiện hiệu quả xây dựng Nông thôn mới và công tác giảm nghèo của địa phương.

Anh Giàng A Niêu, thôn Nà Lại, xã Thượng Tân, chăm sóc đàn dê của gia đình.
Anh Giàng A Niêu, thôn Nà Lại, xã Thượng Tân, chăm sóc đàn dê của gia đình.

Đoàn Thanh niên xã Thượng Tân là điển hình trong thực hiện phong trào TNKN. Mặc dù xã chịu ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài của khu vực lòng hồ Thủy điện Tuyên Quang, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm 58%. Xác định thanh niên luôn là lực lượng nòng cốt để phát huy sức trẻ trong việc xung kích bảo vệ an ninh trật tự. Tuy nhiên, để làm tốt nhiệm vụ thì ĐVTN phải có kinh tế ổn định. Do vậy, năm 2016, Đoàn Thanh niên Bộ Công an đã hỗ trợ 28 con dê cho 3 ĐVTN trong đội xung kích bảo vệ ANTQ tại xã Thượng Tân, huyện Bắc Mê. Với những ưu điểm là loài vật ăn tạp, dễ nuôi, thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với khí hậu ở địa phương; trung bình mỗi năm dê cái có thể sinh sản hai lứa và con dê trưởng thành có trọng lượng khoảng 30 kg trở lên; giá bán dao động từ 70 - 80 nghìn đồng/kg nên kinh tế khá ổn định.  Thời gian qua, nhiều ĐVTN đã mở rộng quy mô nuôi dê bằng hình thức bán chăn thả nhằm tận dụng những tiềm năng sẵn có tại địa phương. Anh Giàng A Niêu, thôn Nà Lại, xã Thượng Tân, chia sẻ: Năm 2016, gia đình anh được Đoàn Thanh niên Bộ Công an trao tặng 10 con dê để lập nghiệp. Đến nay, đàn dê sinh sản, phát triển tốt và đã sinh sản được thêm 8 dê con. Với mong muốn giúp đỡ các bạn ĐVTN trong thôn lập thân, lập nghiệp trên chính quê hương; anh Niêu đứng ra thành lập Hợp tác xã TNKN xã Thường Tân (ngành nghề chủ yếu là chăn nuôi dê và trồng nghệ); qua đó, tạo điều kiện cho các ĐVTN cùng góp vốn, trí tuệ, cùng lao động và cùng hưởng thành quả làm ra. Theo anh, để thoát nghèo và vươn lên làm giàu thì ĐVTN cần mạnh dạn có nhiều ý tưởng khởi nghiệp, nhận khó về mình, có ý chí, quyết tâm thì có nhiều cơ hội thành công, trong đó mô hình HTX sẽ là “mái nhà” chung nuôi những giấc mơ trong thời buổi kinh tế hội nhập mạnh mẽ.

Anh Hoàng Văn Mười, Bí thư Huyện đoàn Bắc Mê cho biết: Để phong trào đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp triển khai sâu rộng, Huyện đoàn thường xuyên chỉ đạo Đoàn cơ sở chủ động khảo sát, nắm bắt nhu cầu về học tập, nghề nghiệp và việc làm của thanh niên. Từ nhu cầu thực tiễn, nhiều giải pháp thiết thực được xây dựng, triển khai tới các cơ sở Đoàn, thu hút đông đảo ĐVTN tham gia. Trong năm 2017, Huyện đoàn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thiết thực, như: Tư vấn chọn trường, định hướng nghề nghiệp cho học sinh các trường THPT, Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên trên địa bàn; phối hợp tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc giống, cây trồng, vật nuôi; phối hợp mở các lớp dạy nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trực tiếp tại địa bàn dân cư cho ĐVTN. Đồng thời, tổ chức các buổi tham quan những mô hình làm kinh tế hiệu quả trên địa bàn; hướng dẫn thủ tục pháp lý, hỗ trợ ĐVTN tiếp cận, tranh thủ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, kịp thời biểu dương những điển hình làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia công tác đoàn thể, qua đó tiếp tục phát triển phong trào sâu rộng trong toàn huyện.

Có thể nói, định hướng nghề nghiệp cho ĐVTN là việc làm thiết thực và đã giúp các bạn trẻ phát huy khả năng, lựa chọn được công việc phù hợp với năng lực bản thân. Đây cũng là điều kiện để ĐVTN gắn bó với tổ chức Đoàn. Thời gian tới, Huyện đoàn Bắc Mê tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng công tác Đoàn; trong đo, chú trọng giúp thanh niên về vốn, tiến bộ khoa học kỹ thuật và xây dựng các mô hình về phát triển kinh tế... Từ đó, khẳng định vai trò của tổ chức Đoàn trong đồng hành với thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương.

Văn Quân


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tấm gương phụ nữ tự tin khởi nghiệp

BHG - Đó là chị Đinh Thị Thu, sinh năm 1987, trú tại thôn Xuân Hoà, xã Tân Quang, huyện Bắc Quang.

28/10/2023
Thanh niên người Dao khởi nghiệp từ du lịch cộng đồng
BHG - Sinh ra và lớn lên tại thôn Quang Vinh, xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì), chàng thanh niên dân tộc Dao đỏ Triệu Tà Pú (sinh năm 1991) luôn ấp ủ ước mơ khởi nghiệp với khát vọng vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Sau gần 1 năm thực hiện các công đoạn xây dựng, tháng 9.2019, homestay của anh chính thức hoạt động, đón những vị khách đầu tiên. Những tín hiệu vui ban đầu đã tiếp thêm sức mạnh cho anh Pú trong hướng đi phát triển du lịch cộng đồng gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa bản địa tốt đẹp.
27/09/2022
Giàng Mí Sùng khởi nghiệp trên vùng đất khó
BHG - Mạnh dạn, chịu khó, quyết tâm làm giàu, anh Giàng Mí Sùng, sinh năm 1992, thôn Tả Kha, thị trấn Phố Bảng (Đồng Văn) đã thực hiện hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn nái và lợn thịt ngay trên mảnh đất nghèo khó của quê hương, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
27/06/2023
Tuổi trẻ cực Bắc hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp
BHG - Mặc dù điều kiện KT – XH nhiều khó khăn nhưng với tinh thần xung kích, nhiệt huyết của tuổi trẻ cùng với quyết tâm vươn lên lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương đã giúp nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế để xây dựng cuộc sống ấm no.
26/08/2022