Hà Giang

Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2020

10:11, 20/11/2019

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, từ ngày 1/1/2020, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm từ 150.000 đồng đến 240.000 đồng so với mức áp dụng năm 2019.

ụ thể, mức lương tối thiểu vùng I tăng từ 4.180.000 đồng/tháng lên 4.420.000 đồng/tháng; Vùng II tăng từ 3.710.000 đồng/tháng lên 3.920.000 đồng/tháng; Vùng III tăng từ 3.250.000 đồng/tháng lên 3.430.000 đồng/tháng; vùng IV tăng từ 2.920.000 đồng/tháng lên 3.070.000 đồng/tháng.

Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Nghị định nêu rõ mức lương tối thiểu vùng quy định trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.

Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

Nguyên tắc áp dụng mức lương

Nghị định hướng dẫn doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Theo chinhphu.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quy tụ 2.933 hộ dân về nơi ở mới

BHG - Thực hiện Đề án Quy tụ dân cư, năm 2019 UBND tỉnh giao kế hoạch cho các địa phương triển khai thực hiện quy tụ 3.269 hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét, vùng khó khăn về sống tập trung tại thôn bản; kinh phí hỗ trợ 60.380,5 triệu đồng.

 

29/08/2019
Điểm mới trong thi tuyển công chức với người dân tộc thiểu số

Ủy ban Dân tộc đang dự thảo Nghị định về chính sách đặc thù trong tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số. Dự thảo Nghị định đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi có trình độ chuyên môn và năng lực trong xử lý công việc; am hiểu phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

26/09/2019
Tổng kết Dự án trường học an toàn cho trẻ em dân tộc thiểu số

BHG - Ngày 24.10, tại huyện Mèo Vạc, Văn phòng Plan Hà Giang phối hợp với Văn phòng Plan Quảng Bình tổ chức tổng kết Dự án trường học an toàn cho trẻ em dân tộc thiểu số 2 tỉnh Hà Giang và Quảng Bình. Dự có đại diện Tổ chức Plan International Việt Nam; lãnh đạo huyện Mèo Vạc và các đối tác của Văn phòng Plan 2 tỉnh Hà Giang và Quảng Bình.

 

25/10/2019
Nhiều chính sách bảo tồn văn hóa dân tộc Cờ Lao

BHG - Năm 2011, Đề án phát triển KT – XH vùng dân tộc Cờ Lao tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 – 2020 được phê duyệt; theo đó, 517 hộ dân tộc Cờ Lao đang sinh sống ở các huyện Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Yên Minh, Vị Xuyên và Bắc Quang được hưởng các chính sách hỗ trợ từ đề án này. Nhờ có những chính sách hỗ trợ đó, đến nay, đời sống các hộ dân tộc Cờ Lao trên địa bàn huyện Đồng Văn có sự đổi thay rõ rệt; từng bước thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương ngày một phát triển.

 

24/10/2019