Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 10

17:18, 01/10/2019

Người nghèo được vay 100% vốn đi xuất khẩu lao động; xe máy chạy tối đa 60 km/h trong đô thị... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 10.

Thời gian đi lính nghĩa vụ của công an giảm còn hai năm

Có hiệu lực từ ngày 10/10, nghị định 70/2019 quy định thời gian nghĩa vụ trong công an nhân dân từ 36 tháng xuống còn 24 tháng. Trong trường hợp hết thời hạn nghĩa vụ, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ có thể được kéo dài thời gian nhưng không quá 6 tháng.

Chính phủ cũng ưu tiên các sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học có năng khiếu, khả năng phù hợp với chuyên môn, công tác, chiến đấu được tham gia nghĩa vụ trong công an nhân dân.

Nghị định 70/2019 bỏ quy định người tham gia nghĩa vụ công an nhân dân được phong, thăng cấp bậc hàm binh nhì, binh nhất, hạ sĩ, trung sĩ, thượng sĩ như trước đây. Thay vào đó, trong thời gian tại ngũ, hoặc xuất ngũ, hạ sĩ quan, chiến sĩ được hưởng chế độ chính sách với bậc hàm tương đương theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.

Xe máy chạy tối đa 60 km/h trong đô thị

Tốc độ tối đa của các loại xe.
Tốc độ tối đa của các loại xe.

Thông tư 31/2019 của Bộ Giao thông Vận tải về tốc độ của xe khi tham gia giao thông có hiệu lực ngày 15/10, quy định xe máy, ôtô khi chạy trong khu vực đông dân cư được phép chạy tối đa 60 km/h nếu chạy trên đường đôi hoặc đường một chiều có từ 2 làn trở lên; 50 km/h nếu là đường hai chiều không có dải phân cách giữa hoặc đường một chiều có một làn xe.

Trường hợp ở ngoài khu vực dân cư và trên đường đôi có 2 làn trở lên, xe máy được chạy tối đa 70 km/h, ôtô chạy 90 km/h.

Riêng với xe gắn máy (xe dưới 50 phân khối), tốc độ tối đa là 40 km/giờ, bất kể trên đoạn đường nào và trong khu vực nào.

Bày bán thuốc diệt côn trùng chung với thực phẩm bị phạt 3 triệu

Cũng có hiệu lực từ 15/10, Nghị định 71/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp quy định, phạt tiền từ 1 -3 triệu đồng nếu bày bán chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn không tách biệt với nơi bày bán các loại thực phẩm; không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc cung cấp sai về các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn, gây hại cho sức khỏe...

Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị đình chỉ hoạt động mua bán chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế từ 1 - 3 tháng.

Ba điều kiện để trở thành bác sĩ gia đình 

Thông tư 21/2019 của Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm về hoạt động y học gia đình có hiệu lực từ ngày 15/10, nêu rõ các các điều kiện về mở phòng khám đa khoa, chuyên khoa tư nhân. 

Theo đó, bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa hệ lâm sàng đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sẽ được khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình sau khi đáp ứng các điều kiện như: Có một trong các văn bằng bác sĩ nội trú, chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành y học gia đình; có giấy chứng nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình tối thiểu 3 tháng; có giấy chứng nhận theo học từng đợt học có các nội dung ghi trong giấy xác nhận hoặc tín chỉ hoặc chương trình đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình với tổng thời gian tối thiểu 3 tháng.

Người ở huyện nghèo đi xuất khẩu lao động được vay vốn không cần thế chấp

Quyết định 27/2019 do Thủ tướng ban hành có hiệu lực từ  ngày 25/10, quy định những người lao động tại các huyện nghèo được vay đến 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài mà không cần phải đặt cọc, thế chấp, cầm cố tài sản...

Tuy nhiên, để được vay số tiền này, người lao động phải có hộ khẩu thường trú tại huyện nghèo từ đủ 12 tháng trở lên; đã ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài và được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc.

Trong trường hợp người lao động thuộc hộ nghèo được vay vốn với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định; nếu không thuộc hộ nghèo vẫn được vay vốn bằng mức lãi suất đối với hộ nghèo.

Thời hạn cho vay không quá thời gian làm việc ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Theo vnexpress.net


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"Đòn bẩy" cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số Vị Xuyên và Đồng Văn

BHG - Trong những năm qua, việc quan tâm, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được tỉnh ta đặt lên hàng đầu. Các chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS được đẩy mạnh, đã giúp các hộ nghèo, cận nghèo huyện Vị Xuyên và Đồng Văn thêm động lực vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

 

31/07/2019
Quy tụ 2.933 hộ dân về nơi ở mới

BHG - Thực hiện Đề án Quy tụ dân cư, năm 2019 UBND tỉnh giao kế hoạch cho các địa phương triển khai thực hiện quy tụ 3.269 hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét, vùng khó khăn về sống tập trung tại thôn bản; kinh phí hỗ trợ 60.380,5 triệu đồng.

 

29/08/2019
Đồng Văn đổi mới tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

BHG - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói về công tác tuyên truyền: "Trong dân chúng không nhất luận như nhau, trong dân chúng cũng có nhiều tầng lớp khác nhau, ý kiến khác nhau, có lớp tiên tiến, có lớp lưng chừng, có lớp lạc hậu". Vì vậy, đối với mỗi tầng lớp và đối tượng, Bác yêu cầu: "Phải có phương thức tuyên truyền thích hợp và phải chú trọng ưu tiên cho lớp đối tượng có trình độ nhận thức, trình độ văn hóa thấp...

29/07/2019
Bắc Quang phát huy vai trò đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số

BHG - Nhằm xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), cấp ủy, chính quyền huyện Bắc Quang đã triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phù hợp để đào tạo nguồn nhân lực, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ là người DTTS. Từ năm 2014 đến nay, toàn huyện có 23 cán bộ là người DTTS được bầu vào BCH Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 – 2020; 22 người là đại biểu HĐND huyện, 464 người là đại biểu HĐND cấp xã, nhiệm kỳ 2016 – 2021; 87 người đang đảm nhiệm các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã.

29/07/2019