Sáp nhập các trường học nhiều khó khăn cần tháo gỡ

09:04, 03/01/2019

BHG - Thực hiện Đề án số 22 của BTV Tỉnh ủy về đổi mới, sắp xếp các cơ quan trong hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 6, khóa XII; thời gian qua, ngành Giáo dục tỉnh đã chủ động phối hợp với các địa phương, xây dựng đề án và tiến hành sáp nhập một số trường học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Giờ học của học sinh Trường Tiểu học và THCS Đông Minh (Yên Minh) sau sáp nhập.
Giờ học của học sinh Trường Tiểu học và THCS Đông Minh (Yên Minh) sau sáp nhập.

Là tỉnh miền núi với địa hình chia cắt mạnh, giao thông khó khăn, nguồn lực đầu tư cho giáo dục hạn chế nên hiện nay, quy mô trường, lớp còn nhiều bất cập; một số trường học có quy mô nhỏ, số lượng học sinh ít, cơ sở vật chất nghèo nàn, trong khi vẫn phải đảm bảo các định mức biên chế giáo viên và các yêu cầu thiết yếu theo quy định. Nhiều trường học có nhiều điểm trường lẻ, phải học lớp ghép, nên việc quản lý, tổ chức hoạt động dạy học gặp rất nhiều khó khăn; tình trạng trường thừa, trường thiếu giáo viên vẫn xảy ra… Để khắc phục khó khăn, từng bước đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, Sở GD&ĐT phối hợp với các địa phương chỉ đạo sáp nhập một số đơn vị trường học. Hiện nay, toàn tỉnh có 834 trường học và cơ sở giáo dục; giảm 18 trường so với năm học 2017 – 2018;  trong đó giảm 4 trường Mầm non, 14 trường Tiểu học, 9 trường THCS, tăng 9 trường Tiểu học&THCS (do sáp nhập trường Tiểu học với THCS). 

Thực hiện Đề án “Chuyển học sinh từ điểm trường về trường chính”, đến nay, toàn tỉnh đã chuyển được 10.945 em về học tại trường chính. Năm học 2018 – 2019 giảm được gần 60 điểm trường; trong đó chuyển toàn bộ học sinh Tiểu học từ 62 điểm trường về trường chính; sáp nhập 16 điểm trường; mở mới 11 điểm trường do có học sinh tuyển mới vào lớp 1 và sáp nhập giữa 2 trường Tiểu học. Trước đó, ngành Giáo dục đã hoàn thành việc sáp nhập các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm Dạy nghề các huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; sáp nhập Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hà Giang và Trường Cao đẳng Nghề thành Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh.

Việc sáp nhập các trường học tạo điều kiện thuận lợi để tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, là nền móng vững chắc xây dựng trường chuẩn Quốc gia; đồng thời giúp việc phân công tổ, nhóm chuyên môn và quản lý giáo viên hợp lý, đúng chuyên ngành; tăng đầu sách thư viện;  giúp bộ máy giáo dục bớt cồng kềnh. Đối với một số môn học như: Mỹ thuật, Âm nhạc, tiếng Anh, Thể dục, Tin học… giáo viên có thể dạy hai cấp Tiểu học và THCS, điều này khắc phục được tình trạng thừa, thiếu đội ngũ giáo viên. Nhiều cơ sở vật chất sau khi sáp nhập đã được chuyển đổi mục đích để phục vụ nhiệm vụ phát triển KT – XH.

Hiệu quả là điều thấy rõ, tuy nhiên, việc sáp nhập các trường học đang đặt ra nhiều khó khăn cần tập trung tháo gỡ. Thực tế, trường Tiểu học và THCS hoạt động theo tiêu chí và phương pháp riêng, vì vậy để hỗ trợ chuyên môn và các hoạt động khác, sau khi sáp nhập, các trường phải chủ động thay đổi phương pháp quản lý, đổi mới cách dạy và học; bố trí cán bộ, giáo viên phù hợp, tránh tình trạng việc sáp nhập chỉ thay đổi tên trường một cách cơ học, còn mọi hoạt động của hai cấp học vẫn diễn ra như cũ. Ngoài ra, do địa hình đồi núi, khoảng cách giữa điểm lẻ và trường chính xa nên việc sáp nhập các trường học đã phát sinh các điểm trường lẻ; một số huyện phải tạm dừng việc sáp nhập trường học do bất cập giữa khoảng cách đi lại của học sinh; cơ sở vật chất chưa đảm bảo việc tăng quy mô học sinh, lớp học; việc tuyên truyền mục đích, hiệu quả sáp nhập trường học đến người dân còn nhiều hạn chế; đội ngũ cán bộ kế toán, thư viện, y tế trường học chưa được bố trí công việc phù hợp; trách nhiệm của Hiệu trưởng trường TH&THCS nặng hơn, đòi hỏi họ phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ quản lý.

Để tiếp tục thực hiện việc sáp nhập các trường học theo đúng lộ trình đề ra, tạo bước tiến bền vững cho ngành Giáo dục, chính quyền các địa phương và các trường học cần phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành xây dựng kế hoạch cụ thể; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; tập huấn nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý; bảo đảm chế độ, chính sách kịp thời, hợp lý cho giáo viên và học sinh theo quy định. Đặc biệt là tuyên truyền, vận động và động viên các cán bộ, giáo viên bị ảnh hưởng trong quá trình sáp nhập nêu cao tình thần gương mẫu, tâm huyết với nghề, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Bài, ảnh: AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số

BHG - Là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); những năm qua, tỉnh ta luôn quan tâm, thực hiện tốt các chính sách dân tộc, giúp người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Cụ thể hóa các chương trình, đề án, quyết định của T.Ư về chính sách dân tộc, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch chỉ đạo, triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, hiệu quả; các cấp, ngành, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể ký kết nhiều chương trình phối hợp thực hiện. Năm 2018, tỉnh đã phân bổ nguồn vốn đầu tư trên 222 tỷ đồng từ Chương trình 135 để đầu tư cơ sở hạ tầng...

28/12/2018
Chế độ BHXH đối với Phó Chỉ huy quân sự xã

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn thì từ ngày 1/11/2003 chức danh Phó Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

24/12/2018
Dỡ "rào cản" thuế sử dụng đất, thêm động lực cho sản xuất lâm nghiệp

BHG - Từ năm 2017 trở về trước, người trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh khi thu hoạch cây lấy gỗ đều phải đóng thuế sử dụng đất bằng 4% giá trị sản phẩm mới đủ điều kiện được khai thác gỗ. Điều này, khiến người dân ở một số địa phương không mặn mà trồng rừng kinh tế và nó trở thành "rào cản" không nhỏ đối với sự phát triển của ngành Lâm nghiệp.

 

23/02/2018
Đảm bảo quyền lợi người tham gia Bảo hiểm Y tế

BHG - Việc hoàn thiện mã số Bảo hiểm Xã hội (BHXH) cho người tham gia BHXH, Bảo hiểm Y tế (BHYT) là để đáp ứng yêu cầu quản lý dữ liệu tập trung toàn quốc, kết nối liên thông dữ liệu Hộ gia đình và Bộ công cụ quản lý thu, sổ thẻ, giải quyết chế độ BHXH, BHYT thông qua mã số BHXH được cấp duy nhất cho người tham gia. BHXH đã phối hợp với các ngành liên quan, UBND cấp xã, các trường học trên địa bàn tổ chức triển khai hoàn thiện mã số BHXH cho người đang tham gia BHXH, BHYT; Xây dựng lộ trình cấp đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHXH, BHYT theo mã số.

 

22/05/2018