Nghị quyết 209 giúp thúc đẩy tỷ trọng ngành chăn nuôi ở Xín Mần

07:34, 02/11/2016

BHG- Nhờ vận dụng linh hoạt các chính sách tại Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh, nhất là chính sách phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hóa đã trở thành nguồn lực khuyến kích các hộ dân ở Xín Mần mạnh dạn vay vốn, đầu tư chuồng trại, mở rộng quy mô chăn nuôi đàn đại gia súc, làm tăng thu nhập.

Chuồng bò của ông Nùng Văn Phong ở xã Bản Ngò (Xín Mần).
Chuồng bò của ông Nùng Văn Phong ở xã Bản Ngò (Xín Mần).

Vui mừng cho biết con số thống kê các hộ vay vốn mua trâu, bò; Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Xín Mần, Dương Thị Mai Long, chia sẻ: “Hiện đã có 1.403 hộ dân đăng ký vay vốn mua con giống; trong đó, có 215 hộ đã được giải ngân hơn 17,6 tỷ đồng, mua 455 con trâu, bò. Những xã đăng ký nhiều như: Quảng Nguyên, Nà Chì, Nấm Dẩn, Tả Nhìu, Khuôn Lùng, Cốc Rế, Bản Ngò,... đang rất trông đợi nguồn vốn này. Tuy nhiên, khi thực hiện ở địa phương còn vướng mắc là có một số hộ muốn đăng ký vay vốn nhưng còn dư nợ của Ngân hàng CSXH nên không được hưởng nguồn vốn vay ưu đãi từ Nghị quyết 209”.

Đối với huyện vùng cao còn nghèo khó như Xín Mần, nguồn vốn từ Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh là một nguồn lực thúc đẩy người dân bỏ cách chăn nuôi cũ, áp dụng KHKT vào sản xuất và mở rộng quy mô chuồng trại theo hướng hàng hóa, phát triển chăn nuôi tương xứng với tiềm năng, lợi thế ở huyện. Chủ tịch UBND thị trấn Cốc Pài, Lù Văn Đức, bộc bạch: “Thị trấn có 34 hộ dân đăng ký vay vốn mua trâu, bò theo Nghị quyết 209, với tổng số trâu bò là 134 con. Đây thực sự là Nghị quyết giúp đỡ người dân phát triển chăn nuôi ở trên địa bàn, khi hỗ trợ kịp thời lãi suất vốn vay cho các hộ mua trâu, bò quy mô từ 3 con trở lên. Mức hỗ trợ lãi suất tối đa là 20 triệu đồng/con, 3,5 triệu đồng/m2 chuồng trại, thời gian hỗ trợ là 36 tháng. Chúng tôi đã tuyên truyền cho các gia đình có lao động, có diện tích chuyển đổi trồng cỏ, không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn, thụ hưởng chính sách phát triển chăn nuôi trâu, bò theo hướng trang trại, gia trại. Đồng thời, xuống tận các thôn lựa chọn những hộ tâm huyết về chăn nuôi trâu, bò; có quỹ đất chuyển đổi trồng cỏ đảm bảo 500m2/đầu con trâu, bò; có chuồng trại và quỹ đất để mở rộng chuồng trại. Cho họ cam kết mua trâu, bò từ bên ngoài vào địa bàn huyện để tổ chức thẩm định, lập hồ sơ vay vốn ưu đãi theo Nghị quyết 209. Đồng thời, khuyến kích nhân dân kết nối với các đơn vị, trang trại kinh doanh buôn bán trâu, bò tại các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái”.

Triển khai Nghị quyết 209 gắn với Đề án “Tổ chức lại sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt 35% giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2020” của huyện. Mục tiêu là nâng tổng đàn trâu, bò lên 29.867 con; tổng diện tích đất nương dốc trồng cây lương thực chuyển sang trồng cỏ là 150 ha; nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm nghèo bền vững; chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Huyện đã thành lập Tổ chỉ đạo đột phá, tập trung xuống cơ sở tuyên truyền, vận động, định hướng cho cấp ủy, chính quyền xã, thị trấn về công tác thẩm định, lập hồ sơ cho các hộ chăn nuôi đạt yêu cầu. Chỉ đạo Đảng ủy các xã, thị trấn phân công cán bộ lãnh đạo phụ trách hộ, nhóm hộ theo dõi. Vận động cán bộ lãnh đạo, đảng viên tích cực tham gia thực hiện trước để nhân dân học tập làm theo.

Khi có Nghị quyết về, là một đảng viên tiên phong trong việc mở trang trại chăn nuôi. Ông Nùng Văn Phong, ở thôn Táo Hả, xã Bản Ngò đã mạnh dạn đăng ký vay 400 triệu đồng. Ông Phong, cho biết: “Hiện nhà tôi có chuồng trại chăn nuôi 23 con bò, từ khi biết có Nghị quyết này thì tôi quyết định mở rộng quy mô chuồng trại, thuê thêm người về giúp đỡ việc chăn nuôi. Nhà tôi đã đăng ký vay vốn để mua 20 con bò, đang chờ giải ngân. Nếu mở rộng trang trại thành công sẽ tạo thêm việc làm cho gia đình tôi và bà con ở đây”. Hy vọng nguồn lực hỗ trợ từ Nghị quyết 209 sẽ giúp nhiều hộ chăn nuôi phát triển quy mô chuồng trại thành công, tăng thu nhập cho gia đình và thoát nghèo bền vững.

LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tham gia góp ý về các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu; chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn Hà Giang

LTS: Ngày 12.10.2015, HĐND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 133/KH-HĐND về việc thực hiện tham vấn về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa; chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu; chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa Hà Giang. Để hoàn thiện các chính sách nêu trên phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của địa phương, Báo Hà Giang đăng toàn văn 3 dự thảo của HĐND tỉnh về thực hiện các chính sách nêu trên tới toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh biết và tham gia ý kiến.

30/10/2015
Đồng Văn nỗ lực cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo

BHG - Xác định phát triển chăn nuôi là một trong hướng đi chính,  nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và là thế mạnh của địa phương. Trong những năm gần đây, huyện Đồng Văn đã triển khai nhiều giải pháp gắn với việc lồng ghép, vận dụng linh hoạt các chương trình, chính sách mới nhằm phát triển đàn gia súc.

30/09/2016
Động lực cho người dân Bắc Mê phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa

BHG- Xác định các chính sách được quy định trong Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND ngày 10.12.2015 của HĐND tỉnh (Nghị quyết 209) chính là động lực mạnh mẽ để nhân dân trên địa bàn phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa; nên trong thời gian qua, UBND huyện Bắc Mê đã và đang tích cực đẩy mạnh tiến độ thực hiện các nội dung của nghị quyết. 

30/06/2016
"Dồn điền - đổi thửa",chủ trương hợp lòng dân ở Quang Bình

BHG- Trong những năm qua, huyện Quang Bình đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực KT-XH; sản xuất nông - lâm nghiệp phát triển toàn diện, cơ cấu cây trồng chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích đất canh tác từng bước được nâng cao. 

30/03/2016