Hà Giang

Vị Xuyên với chủ trương tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

08:02, 10/03/2016

BHG- Với những điều kiện thuận lợi và tiềm năng sẵn có, những năm qua, huyện Vị Xuyên đã khẳng định vị trí là một trong những huyện động lực của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội. Với nền tảng vững chắc trong phát triển ngành Nông nghiệp những năm trước, bước sang năm nay, huyện đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp nhằm gia tăng giá trị và phát triển bền vững sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Với quan điểm sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, thước đo là hiệu quả kinh tế như thu nhập/ha, thu nhập trên/lao động, giá trị/tấn sản phẩm...; Ưu tiên phát triển sản xuất hàng hóa dựa trên mối liên kết trong các tổ hợp tác, nhóm sở thích, hợp tác xã liên kết với các doanh nghiệp; việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, gắn phát triển nông nghiệp bền vững với xây dựng Nông thôn mới; tái cơ cấu phải gắn liền trách nhiệm của các đơn vị trong xây dựng, thực hiện các Chương trình nông nghiệp trọng tâm...; Trong năm 2016, huyện Vị Xuyên sẽ tập trung vào thực hiện các Đề án: Nâng cao năng suất, chất lượng cây cam sành, cây chè; phát triển đàn trâu, bò hàng hóa, thành lập các HTX nông nghiệp, liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp...

Về phát triển cây cam sành, huyện tiếp tục đánh giá, bảo vệ, chăm sóc tốt cho những diện tích cam hiện có với tổng diện tích 542 ha. Tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng diện tích cam kiến thiết cơ bản, chỉ rõ mặt đạt được, mặt hạn chế trong công tác lãnh chỉ đạo, tổ chức sản sản xuất của người dân. Đánh giá rõ tình hình sinh trưởng phát triển, tỷ lệ sống của diện tích cam đã trồng, hiện trạng sản xuất của các hộ đối với diện tích trồng mới. Trong năm 2016 tiếp tục mở rộng 104 ha trồng mới trên địa bàn các xã Trung Thành, Việt Lâm, Bạch Ngọc và Linh Hồ. Đầu tư quy hoạch thâm canh diện tích cam sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 100 ha tại các xã Trung Thành, Việt Lâm, Quảng Ngần và thị trấn Việt Lâm gắn liền với việc thành lập các HTX sản xuất cam an toàn. Xây dựng mô hình điển hình về sản xuất cam hàng hóa, chất lượng cao tại xã Trung Thành với quy mô 10 ha. Nâng cao giá trị thu nhập bình quân/ha đất canh tác cây cam đạt 150 triệu đồng/năm. Đối với cây dứa, hiện nay huyện đã phối hợp với Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao trồng được 50/100 ha tại xã Phong Quang. Cây đang sinh trưởng và phát triển tốt, tạo tiền đề cho năng suất đạt 3tấn/ha; rà soát diện tích đất tại một số xã, thị trấn có điều kiện thích hợp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng mới cây dứa tại các xã Thanh Thủy, Ngọc Linh, Linh Hồ, Bạch Ngọc, Phú Linh, Kim Linh, Kim Thạch...

Đối với Kế hoạch phát triển cây chè, năm 2015 toàn huyện có 3.544,9 ha, trong đó diện tích chè cho thu hoạch là 3.376,1 ha, diện tích chè trồng mới đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản  là 168,8 ha. Được chia thành 2 vùng chè chính: Chè vùng cao 2.746.8 ha, chiếm 75% tổng diện tích, tập trung tại các xã Thượng Sơn, Cao Bồ, Quảng Ngần, Thanh Thủy, Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Phương Tiến, Minh Tân. Chè vùng thấp 798.1 ha, chiếm 25% tổng diện tích, tập trung tại các xã: Việt Lâm, thị trấn Việt Lâm, Trung Thành, Ngọc Linh, Bạch Ngọc, Phú Linh, thị trấn Vị Xuyên, Đạo Đức... Năng suất chè búp tươi bình quân của huyện năm 2015 đạt 86 tạ/ha, sản lượng đạt 12.511,6 tấn. Thực hiện Kế hoạch này, huyện Vị Xuyên phấn đấu đến năm 2020 tổng diện tích chè toàn huyện tăng lên 3.800 ha, trong đó chè kinh doanh 3.605 ha, năng suất chè búp tươi bình quân toàn huyện đạt 42,16 tạ/ha, sản lượng chè đạt 15.200 tấn. Giá trị sản suất/đơn vị diện tích đạt trên 60 triệu đồng/ha. Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng đi đôi với bảo vệ môi trường. Tăng giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao thu nhập ổn định và bền vững cho nông dân.

Đàn trâu, bò cũng là thế mạnh của Vị Xuyên, vì lẽ đó, thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, huyện đã xây dựng kế hoạch phát triển đàn trâu, bò theo hướng hàng hóa. Năm 2015 tổng đàn trâu, bò toàn huyện đạt 37.180 con, trong đó đàn trâu 34.951 con, đàn bò 2.229 con. Tổng đàn phát triển tương đối ổn định qua các năm. Với lợi thế tự nhiên có nhiều đồng cỏ, tổng đàn ở các xã Trung Thành, Thượng Sơn, Tùng Bá, Phong Quang, Thuận Hòa, Minh Tân, Ngọc Linh, Linh Hồ, Kim Linh tăng nhanh. Bên cạnh đó, các xã, thị trấn của huyện có hệ thống giao thông ngày càng phát triển tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm, do vậy sản lượng thịt xuất chuồng tăng từ 622,29 tấn năm 2010 lên 859,12 tấn năm 2015, tăng bình quân 15,13%/năm. Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh, cũng như truyền thống  của các hộ chăn nuôi tại từng địa phương, từng vùng, huyện sẽ chú trọng đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò tập trung tại các xã: Thượng Sơn, Trung Thành, Ngọc Linh, Linh Hồ, Bạch Ngọc, Thuận Hòa, Minh Tân, Tùng Bá, Phong Quang, Kim Linh. Mỗi xã, thị trấn được đầu tư phải xây dựng kế hoạch và quy hoạch được vùng chăn nuôi phù hợp với tập quán chăn nuôi của người dân, khuyến khích các hộ dân phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, xây dựng các mô hình chăn nuôi trâu, bò nhốt. Phấn đấu đến hết năm 2016 đưa tổng đàn đại gia súc lên 38.700 con và phát triển theo hướng trang trại tập trung có đầu tư.

Trao đổi với các đồng chí: Lê Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện, được biết: Huyện Vị Xuyên là một trong những huyện đầu tiên của tỉnh đã xây dựng hoàn thiện các Kế hoạch để triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 18/2/2016 của UBND tỉnh Hà Giang về triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp năm 2016. Ngay từ những ngày đầu năm, huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, thị trấn triển khai từng phần công việc trong các kế hoạch đã xây dựng, đảm bảo thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành một cách hiệu quả nhất.

AN DƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Về đề nghị giao đất tái định cư để làm nhà của một số hộ dân thị trấn Yên Bình

BHG- Trong nhiều lần tiếp xúc cử tri tại thị trấn Yên Bình (Quang Bình), các đại biểu HĐND tỉnh và huyện được nghe các cử tri đề nghị huyện giao đất tái định cư cho các hộ dân tại thị trấn, trong đó có các hộ: Vũ Thị Điều, Hoàng Phong Nha, Nguyễn Hữu Thọ, tổ 2 và Hoàng Hữu Xuyến, tổ 4 (thị trấn Yên Bình) để các hộ làm nhà trong năm 2015.

31/03/2015
Tham gia góp ý về các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu; chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn Hà Giang

LTS: Ngày 12.10.2015, HĐND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 133/KH-HĐND về việc thực hiện tham vấn về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa; chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu; chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa Hà Giang. Để hoàn thiện các chính sách nêu trên phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của địa phương, Báo Hà Giang đăng toàn văn 3 dự thảo của HĐND tỉnh về thực hiện các chính sách nêu trên tới toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh biết và tham gia ý kiến.

30/10/2015
Quản Bạ tạo cơ chế, chính sách thuận lợi thu hút đầu tư

BHG- Thu hút đầu tư luôn là bài toán khó đối với các huyện 30a do điều kiện kinh tế - xã hội, giao thông... còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong thời gian qua, huyện Quản Bạ đã nỗ lực kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức vào đầu tư phát triển kinh tế. 

29/07/2015
Cần có cống, rãnh cho con đường

BHG- Đó là con đường từ trụ sở xã Phương Tiến (Vị Xuyên) đi qua 3 thôn vùng cao của xã với chiều dài 13km, vừa phục vụ quốc phòng, vừa phục vụ dân sinh;  là con đường độc đạo để bà con nhân dân thôn Mào Phìn, Sà Phìn, Nặm Tệ đi lại, giao lưu hàng hóa. Hiện nay, con đường này đã xuống cấp nghiêm trọng do không có cống, rãnh thoát nước; gây rất nhiều khó khăn trong việc đi lại của hàng trăm hộ dân các thôn nêu trên.

26/03/2015