Chương trình hỗ trợ lúa giống đặc sản Khẩu Mang ở Đồng Văn

09:23, 03/10/2015

BHG- Loại gạo tẻ đặc sản Khẩu Mang của huyện Đồng Văn hiện được bán trên thị trường với giá trên 30.000 đồng/kg. Trong khi đó, gạo nếp cái hoa vàng bán tại thị trường tỉnh cao nhất cũng chỉ có giá 25.000 đồng/kg; loại gạo khác như San ưu, Nhị ưu có giá 13.000 - 15.000 đồng/kg. Yếu tố đẩy giá gạo Khẩu Mang lên cao chính từ sự thơm ngon đặc trưng của gạo, được thị trường chấp nhận. Với lợi thế đó, vụ Hè - thu năm 2015, huyện Đồng Văn có chủ trương mở rộng diện tích gieo trồng giống lúa này thông qua chính sách hỗ trợ lúa giống gieo cấy, vừa tạo điều kiện giúp bà con nông dân phát triển kinh tế, vừa là nền tảng cho tư duy sản xuất hàng hóa của người dân trong huyện.

Người dân thị trấn Đồng Văn (Đồng Văn) thu hoạch lúa Khẩu Mang vụ Hè - thu năm 2015.
Người dân thị trấn Đồng Văn (Đồng Văn) thu hoạch lúa Khẩu Mang vụ Hè - thu năm 2015.

Đồng chí Hoàng Văn Thịnh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn cho biết: Vụ Hè - thu này, để người dân có thêm điều kiện đầu tư xây dựng nhân rộng diện tích giống lúa Khẩu Mang, huyện Đồng Văn đã có chương trình hỗ trợ lúa giống cho người dân có diện tích trồng lúa (nơi thuận lợi nguồn nước tưới tiêu) tại các xã Lũng Cú, Ma Lé và thị trấn Đồng Văn, với định mức hỗ trợ 80 kg lúa giống Khẩu Mang/1ha để gieo cấy trên diện tích 170 ha trong tổng số 800 ha lúa toàn huyện; số diện tích được hỗ trợ này tương đương với gần 11.600 kg lúa giống Khẩu Mang. Đây là sự hỗ trợ lớn từ việc lồng ghép các chương trình, dự án phát triển các loại cây trồng có thế mạnh của huyện, với mong muốn tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao thu nhập và tạo nền tảng cho tư duy sản xuất hàng hóa của người dân địa phương. Kết quả, năng suất thực thu bình quân của giống lúa Khẩu Mang đạt trung bình 55 tạ/ha; sản lượng ước đạt 797,5 tấn. Với năng suất này nếu bán gạo thành phẩm, trừ các khoản chi phí về phân bón, công lao động, người dân có lãi khoảng gần 70 triệu đồng/ha. Cùng diện tích 1 ha, nếu thâm canh giống lúa lai hoặc giống địa phương thường trồng đại trà trên địa bàn huyện thì lợi nhuận thu về là chưa bằng một nửa. Với bài toán hạch toán nêu trên, trong quá trình vận động, triển khai tới các hộ nông dân các xã, thị trấn tham gia thực hiện, cùng sự hỗ trợ cụ thể, thiết thực về lúa giống đã tạo niềm tin, động lực giúp bà con nông dân có thêm điều kiện đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất, sản lượng lúa trong vùng.

Để tìm hiểu rõ hơn hiệu quả chương trình hỗ trợ lúa giống Khẩu Mang của huyện Đồng Văn, chúng tôi đã đi tìm hiểu thực tế tại một số hộ dân thuộc thị trấn Đồng Văn, đúng vào dịp người dân nơi đây đang khẩn chương thu hoạch lúa để chuẩn bị cho vụ sản xuất mới. Gạt những giọt mồ hôi trên trán, anh Hầu Mí Di, thôn Sì Phài, thị trấn Đồng Văn phấn khởi cho biết: Đầu vụ Hè - thu này, gia đình tôi đã đăng ký và được huyện hỗ trợ 40 kg lúa giống Khẩu Mang; do được hỗ trợ giống lúa lên gia đình có thêm điều kiện mua phân bón về thâm canh, lại được cán bộ khuyến nông huyện xuống tận nơi hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Vì vậy năng suất, sản lượng lúa năm nay cao hơn hẳn so với năm ngoái, ước đạt 57 tạ/ha; với diện tích 0,5ha, gia đình tôi thu về khoảng trên 2,5 tấn lúa.  

Cũng giống như gia đình anh Di, gia đình anh Nguyễn Văn Thưởng, tổ 6 và Nguyễn Văn Chin, Hoàng Thị Nim, tổ 4, thị trấn Đồng Văn, cùng được hỗ trợ lúa giống Khẩu Mang, được cán bộ khuyến nông xuống hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại nên các gia đình có thêm điều kiện thâm canh, cây lúa cho năng suất và sản lượng cao hơn những vụ trước.Hiệu quả kinh tế của việc thâm canh gieo trồng giống lúa Khẩu Mang so với việc gieo trồng giống lúa lai trồng đại trà trên địa bàn huyện là đã rõ. Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao hiện nay bà con nông dân trong huyện lại không triển khai gieo trồng đại trà giống lúa Khẩu Mang trên 100% diện tích hiện có? Lý giải về điều này, đại diện Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện bộc bạch: Thật tiếc cho huyện Đồng Văn đã có được thứ gạo đặc sản ngày càng chiếm vị thế trên thị trường, nhưng diện tích ruộng nước của huyện lại quá ít, không vượt quá 800 ha, trong đó không phải diện tích nào cũng có sự chủ động về nguồn nước tưới tiêu. Hơn nữa, qua khảo sát thực tế giống lúa Khẩu Mang, tuy mang lại giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với các giống lúa khác, người dân có thể chủ động được nguồn giống nhưng lại là giống lúa đòi hỏi sự điều tiết tốt về vấn đề nước tưới tiêu và có sự nhạy cảm về độ cao. Chính vì vậy, thời gian qua huyện Đồng Văn chỉ khuyến cáo bà con nông dân đưa giống lúa đặc sản này gieo cấy tại các chân ruộng thấp, thuận lợi cho việc tưới tiêu. Khắc phục những hạn chế này, trong thời gian tới, huyện Đồng Văn sẽ có cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng, củng cố hệ thống thủy nông, thủy lợi ở các xã có điều kiện để có thể mở rộng thêm diện tích trồng lúa Khẩu Mang.

Như vậy có thể nói, chương trình hỗ trợ lúa giống Khẩu Mang đã giúp bà con nông dân một số xã, thị trấn của huyện Đồng Văn có thêm điều kiện thâm canh, tăng năng suất và dần xây dựng cho mình ý thức sản xuất hàng hóa, đó chính là tiền đề quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo mà Đảng bộ, chính quyền huyện quan tâm, phấn đấu đạt được trong giai đoạn mới.    

HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Về đề nghị giao đất tái định cư để làm nhà của một số hộ dân thị trấn Yên Bình

BHG- Trong nhiều lần tiếp xúc cử tri tại thị trấn Yên Bình (Quang Bình), các đại biểu HĐND tỉnh và huyện được nghe các cử tri đề nghị huyện giao đất tái định cư cho các hộ dân tại thị trấn, trong đó có các hộ: Vũ Thị Điều, Hoàng Phong Nha, Nguyễn Hữu Thọ, tổ 2 và Hoàng Hữu Xuyến, tổ 4 (thị trấn Yên Bình) để các hộ làm nhà trong năm 2015.

31/03/2015
Thành phố Hà Giang sẽ không “bỏ rơi” công dân
HGĐT- Trên Báo Hà Giang ra ngày 9 tháng 10 và 20 tháng 11 năm 2014 Đăng bài “Cần có phương án di dời bãi rác của thành phố” và bài “Xin đừng bỏ rơi chúng tôi” đăng ý kiến của cử tri tổ 1+2 phường Minh Khai, thành phố Hà Giang đã nhiều lần kiến nghị với tỉnh, thành phố cần có biện pháp khắc phục tình trạng quá tải khu bãi rác thành phố hiện đang gây ô nhiễm nguồn nước, ô
29/11/2014
Đường ống dẫn nước xã Thượng Phùng sẽ sớm được sửa chữa
HGĐT- Ngày 22.10, Báo Hà Giang đăng bài viết “Gần 3 năm đợi... sửa đường ống dẫn nước”, phản ánh ý kiến của người dân xã Thượng Phùng (Mèo Vạc) về việc đường ống dẫn nước từ hồ treo về 2 thôn Xà Phìn A và B đã bị hỏng nhưng chưa được sửa chữa. Đồng thời, mong muốn các đơn vị liên quan khẩn trương có biện pháp khắc phục, giúp người dân sớm được sử dụng nguồn nước, góp phần
29/10/2014
Quản Bạ tạo cơ chế, chính sách thuận lợi thu hút đầu tư

BHG- Thu hút đầu tư luôn là bài toán khó đối với các huyện 30a do điều kiện kinh tế - xã hội, giao thông... còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong thời gian qua, huyện Quản Bạ đã nỗ lực kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức vào đầu tư phát triển kinh tế. 

29/07/2015