Hiệu quả thiết thực từ một mô hình vì dân ở Quang Bình

07:38, 09/05/2013

HGĐT- Cụ bà Hoàng Thị Ninh, thôn Lủ Hạ, xã Tân Bắc (Quang Bình) trong niềm vui khôn tả khi nói về Mô hình “Đầu tư có thu hồi để tái đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Quang Bình” đã và đang triển khai trong thời gian qua: “Vui lắm, mừng lắm các chú ạ! Nhờ mô hình được triển khai tại xã nên không chỉ gia đình nhà bà mà gần như tất cả các hộ trong xã đều được hưởng lợi rất nhiều bởi việc tiếp cận nguồn vốn vay qua phân bón cây trồng rất thuận lợi nên trồng cấy đúng thời vụ, đủ phân, đủ nước. Lúa, ngô tốt lắm. Vụ này làng mình trúng to rồi...”. Đây là lời tâm sự chân thật tại chính cánh đồng của xã khi đoàn công tác của Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh đến kiểm tra hiệu quả của Mô hình.



Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh cùng lãnh đạo huyện Quang Bình nói chuyện với bà con nông dân thôn Lủ Hạ, xã Tân Bắc về hiệu quả của Mô hình.

Một cánh đồng xanh mướt tầm mắt, căng tràn sức sống của “tuổi con gái” càng như tiếp thêm nghị lực, sự cố gắng trong lao động, sản xuất để không phụ công Đảng, Nhà nước đã quan tâm, hỗ trợ. Trong nắng chiều bảng lảng của đầu Hạ, Trưởng thôn Lủ Hạ Đặng Văn Hiệu đưa chúng tôi đi tham quan cánh đồng, bước chân anh thoăn thoắt men theo từng bờ ruộng, miệng nói, tay chỉ từng thửa ruộng này của ai, ruộng kia của nhà nào một cách chi tiết, rõ ràng đến mức đã đầu tư bao nhiêu phân bón, vay bao nhiêu vốn... Chỉ vậy thôi, cũng đã làm chúng tôi cảm nhận khá chi tiết về anh. Một người con của quê hương xã Tân Bắc, dù còn trẻ về tuổi đời nhưng rất năng nổ, có trách nhiệm cao với chức danh Trưởng thôn mà bà con tín nhiệm bầu. Anh Hiệu tâm sự: “Năm nay khác với mọi năm, nhà, nhà không phải chịu nỗi lo “cắm” thóc non hoặc xoay sở bằng nhiều cách để trả vốn vay cho các tư thương bán phân bón trên địa bàn xã. Và cũng từ khi có nguồn vốn hỗ trợ, bà con rất nhiệt tình hưởng ứng, đồng loạt cùng xuống đồng, gieo trồng theo đúng thời vụ đề ra...”. Tiếp tục thực địa, tìm hiểu về sự phát triển của cây lúa sau khi có sự đầu tư và sự hỗ trợ của huyện Quang Bình cho người nông dân;như để khẳng định thêm về hiệu quả của việc người dân đã chủ động được nguồn phân bón cho sản xuất, chị Hoàng Thị Kết, Trưởng bản 2, xã Lủ Hạ khẳng định: “Trước đây, bà con vẫn có thể vay phân bón của tư thương nhưng thường bị ép giá lúa, thóc khi trả nợ nên nhiều vụ sau khi thanh toán hết tiền nợ đầu tư ban đầu thì người nông dân chẳng thu về được là bao. Còn nay, từ nguồn hỗ trợ của Mô hình bà con rất yên tâm lao động, sản xuất. Quan trọng nhất là qua việc thực hiện Mô hình sẽ từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nguồn vốn đầu tư thu hồi lại để tái đầu tư cho năm sau luôn được bảo toàn, công tác đầu tư cho nông, lâm nghiệp sẽ chủ động và kịp thời hơn...”.

 

Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh cùng lãnh đạo huyện Quang Bình tham quan, kiểm tra hiệu quả Mô hình tại cánh đồng thôn Lủ Hạ, xã Tân Bắc.

Qua tìm hiểu được biết: Trong năm 2013, huyện Quang Bình đã triển khai Mô hình Đầu tư có thu hồi để tái đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp tại 3 xã là Tân Bắc, Yên Hà và Yên Thành, có tổng diện tích là gần 200 ha, với gần 20 thôn và trên 700 hộ dân tham gia. Phương thức đầu tư cho vay thông qua Ban chỉ đạo của xã dưới sự quản lý trực tiếp của UBND huyện, các hộ “vay vốn” thông qua việc nhận phân bón hóa học và được quy ra bằng giá trị tiền mặt tại thời điểm cung ứng và nộp tiền sau vụ thu hoạch. Chính nhờ việc tiến hành cung ứng giống đảm bảo trên nguyên tắc là: Đúng đối tượng, đúng giá, đúng số lượng, chất lượng, đúng thời gian và đúng mục đích. Thời hạn và phương thức thu hồi vốn. Khi kết thúc thời vụ, nhân dân đã thu hoạch lúa, ngô. Việc thu hồi phần vốn Nhà nước đầu tư cho nhân dân thông qua Ban chỉ đạo của xã và tổ dịch vụ của thôn. Tổ dịch vụ của thôn có trách nhiệm thu hồi toàn bộ số vốn của các hộ đã vay. Với cách thức như vậy nên diện tích cấy lúa năm nay theo bà con nông dân tốt hơn so với mọi năm rất nhiều...


Nói chuyện với bà con nông dân và cấp ủy, chính quyền huyện và xã Tân Bắc tại cánh đồng thôn Lủ Hạ, Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh đã đánh giá rất cao mô hình mà huyện Quang Bình đã, đang triển khai thực hiện. Việc thực hiện mô hình đầu tư có thu hồi để tái đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp sẽ từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại của người dân vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nguồn vốn đầu tư thu hồi lại để tái đầu tư cho năm sau, như vậy nguồn vốn được bảo toàn, công tác đầu tư cho nông lâm nghiệp được chủ động và kịp thời hơn. Bí thư Tỉnh ủy cho rằng đây chính là việc tổ chức lại sản xuất cho người dân, phát huy được vai trò quản lý của Nhà nước. Đồng thời, liên kết được giữa “4 nhà” từ đó góp phần nâng cao năng suất và sản lượng và trong thời gian tới cần phải tiến hành tổng kết và nhân rộng mô hình này để bà con nông dân được hưởng lợi tối đa hiệu quả của Mô hình mang lại.


PHI ANH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

“Lắng nghe để Đảng gần dân, dân gần Đảng hơn”
HGĐT- Tham gia chương trình truyền hình "Khi lãnh đạo lắng nghe" với tư cách khách mời đối thoại trực tiếp, đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Lắng nghe để Đảng gần dân, dân gần Đảng hơn. Đây là chuyên mục mới của Đài PT-TH tỉnh với tên gọi "Chính sách và cuộc sống", được thực hiện dưới hình thức diễn đàn, nhằm chuyển tải ý kiến của
26/03/2012
Khi ý Đảng hợp lòng dân...
HGĐT - Là một huyện còn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển KT – XH, nhưng những năm qua, với nhiều quyết sách đúng ý Đảng, hợp lòng dân, huyện Bắc Mê đã biết dựa vào dân để biến những khó khăn ấy thành cơ hội phát triển, góp phần củng cố thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Thông qua phương pháp quản lý, diều hành phù hợp với điều kiện thực tiễn tại cơ sở của tập
23/05/2012
Tạm dừng trồng cây cao su - nhìn thẳng vào sự thật để quyết định đúng
HGĐT- Đợt rét đậm kéo dài cuối năm 2010, đầu năm 2011 càn qua vùng trồng cao su, khiến gần như toàn bộ diện tích cao su trên địa bàn huyện Bắc Quang, Quang Bình và Xín Mần bị xoá sổ. Thiệt hại do thiên tai gây ra đối với sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây cao su là điều không ai ngờ tới. Nhưng qua những gì đã xảy ra, nó cũng cho chúng ta bài học kinh nghiệm và sự thận
21/06/2012
Hà Giang cần có thêm chính sách đặc thù dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
HGĐT- Trong những năm qua, công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể trong toàn tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt. Do đó diện mạo nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã có sự đổi thay tích cực. Đó là những bước chuyển mình đáng kể của Hà Giang trong quá trình thực hiện chính sách dân
18/09/2012