Đề án Chuyển đổi chất đốt cho 4 huyện vùng cao núi đá nhìn từ thực tiễn

08:02, 11/12/2012

HGĐT- Đề án số 48/ĐA - UBND của tỉnh về Chuyển đổi chất đốt cho 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc giai đoạn 2011 – 2015 sau khi thực hiện thí điểm tại xã Phố Cáo (Đồng Văn) đã được đánh giá mang lại hiệu quả “kép”, có ý nghĩa quan trọng không chỉ giúp người dân vùng cao tiết kiệm chất đốt, giảm thời gian đun nấu mà còn góp phần gìn giữ và bảo vệ rừng. Tuy nhiên, sau hơn một năm triển khai nhân rộng, nhiều địa phương vẫn chưa thực sự vào cuộc, khiến đề án đang bị chậm tiến độ, người dân chưa được hưởng lợi, trong khi tình trạng chặt phá rừng làm củi vẫn... diễn ra phổ biến(!)



     Bếp đun cải tiến giúp người dân tiết kiệm gần nửa lượng củi đun hàng ngày.

Xuất phát từ thực tế 4 huyện vùng cao núi đá bao gồm Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ và Yên Minh có địa hình đồi núi phức tạp, diện tích rừng ít, chủ yếu là núi đá, trong khi thói quen chặt cây rừng làm chất đốt một cách tùy tiện của đồng bào các dân tộc đã tồn tại từ bao đời nay, tác động xấu đến tài nguyên rừng, nguyên nhân gây ra lũ quét... Đặc biệt, khi người dân chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, nấu rượu hàng hóa thì nhu cầu sử dụng chất đốt cũng ngày càng tăng và trở nên cấp thiết... Vì vậy, Đề án Chuyển đổi chất đốt của UBND tỉnh ra đời đã kịp thời giải quyết khó khăn trong đun nấu cho người dân vùng cao, đồng thời bảo vệ được tài nguyên rừng bền vững. Theo Đề án, đến năm 2015 sẽ xây dựng 28.949 bếp đun cải tiến, trong đó có 28.756 bếp gia đình và 184 bếp cho các trường học bán trú; xây dựng 3.233 bể Bioga; trồng 1.132.400 cây phân tán. Đề án được thực hiện thí điểm tại xã Phố Cáo với 230 bếp cho 221 hộ gia đình, trong đó có 220 bếp cải tiến (gồm bếp đơn và bếp đôi) và 10 bếp đun không khói. Bếp đun cải tiến là loại bếp có cấu tạo gồm nhiều bộ phận được thiết kế khoa học như: Buồng đốt, cửa đun, ghi đỡ, buồng tận dụng nhiệt và hệ thống ống khói... Đánh giá tại Hội nghị sơ kết mô hình thí điểm vào tháng 11.2011 nêu rõ: Đây là loại bếp được xây dựng đơn giản, không mất nhiều chi phí, dễ tính với các loại chất đốt như củi, gỗ, phế phẩm của nông nghiệp; tiết kiệm được 40 – 50 nhiên liệu và giảm 20 - 30% thời gian đun nấu, đun được nhiều loại nồi khác nhau, phù hợp với phong tục tập quán của người dân vùng cao là có thể sưởi ấm vào mùa đông, bảo quản nông sản... Là mô hình có tính khả thi cao và có khả năng để nhân rộng. Trong giai đoạn tiếp theo sẽ tập trung triển khai nhân rộng tại các xã gần rừng, ít rừng và những xã xây dựng nông thôn mới; cơ chế hỗ trợ 500 ngàn đồng/bếp (trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 300 ngàn đồng, huyện hỗ trợ 200 ngàn đồng). Thực tế khi mới triển khai năm 2011, đã xây dựng được 505 bếp đun cải tiến, trong đó các huyện Quản Bạ 138 bếp, Đồng Văn 220 bếp, Yên Minh 147 bếp; xây dựng 31 bể Bioga tại huyện Quản Bạ và trồng trên 30 ngàn cây phân tán. Trong năm 2012, theo kế hoạch hỗ trợ người dân xây dựng trên 7000 bếp đun cải tiến và trồng trên 280 ngàn cây phân tán; tập huấn 11 lớp kỹ thuật xây dựng bếp cho người dân để tiết kiệm chi phí công xây dựng. Kết luận tại Hội nghị sơ kết mô hình thí điểm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến yêu cầu các huyện phải bắt tay làm ngay, hỗ trợ và giúp đỡ người dân hoàn thành theo kế hoạch, các huyện đều đã có danh sách đăng ký thực hiện xây bếp trong năm 2012. Tuy nhiên đến thời điểm này, các huyện chỉ mới hoàn thành việc mở lớp tập huấn, thực hiện được 568 bếp đun cải tiến tại huyện Quản Bạ thông qua việc lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình hỗ trợ khác và trồng trên 32 ha cây phân tán; các địa phương khác đều chưa triển khai thực hiện xây dựng bếp cải tiến. Đề án Chuyển đổi chất đốt cho 4 huyện vùng cao có ý nghĩa to lớn, thể hiện sự quan tâm của tỉnh đến cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương. Tuy nhiên do kinh phí xây dựng bếp khá lớn, trên 2 triệu đồng/bếp, người dân phần lớn đều là hộ nghèo, nguồn kinh phí hỗ trợ hạn chế, các địa phương chưa tích cực quan tâm chỉ đạo; công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn chưa nghiêm; việc tuyên truyền, vận động các nguồn vốn hỗ trợ khác chưa phát huy hiệu quả... dẫn đến việc đề án đang chậm tiến độ và hạn chế tính khả thi.


Dù chỉ mới là giai đoạn đầu thực hiện đề án, nhưng với tính ưu việt và hiệu quả trong thực tiễn sử dụng, hy vọng trong những năm tiếp theo, các ngành, các cấp cùng chung tay với người dân tháo gỡ khó khăn, để đề án được triển khai sâu rộng và thực sự đi vào cuộc sống của người dân trên cao nguyên đá.


NHÓM PHÓNG VIÊN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

“Lắng nghe để Đảng gần dân, dân gần Đảng hơn”
HGĐT- Tham gia chương trình truyền hình "Khi lãnh đạo lắng nghe" với tư cách khách mời đối thoại trực tiếp, đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Lắng nghe để Đảng gần dân, dân gần Đảng hơn. Đây là chuyên mục mới của Đài PT-TH tỉnh với tên gọi "Chính sách và cuộc sống", được thực hiện dưới hình thức diễn đàn, nhằm chuyển tải ý kiến của
26/03/2012
Khi ý Đảng hợp lòng dân...
HGĐT - Là một huyện còn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển KT – XH, nhưng những năm qua, với nhiều quyết sách đúng ý Đảng, hợp lòng dân, huyện Bắc Mê đã biết dựa vào dân để biến những khó khăn ấy thành cơ hội phát triển, góp phần củng cố thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Thông qua phương pháp quản lý, diều hành phù hợp với điều kiện thực tiễn tại cơ sở của tập
23/05/2012
Tạm dừng trồng cây cao su - nhìn thẳng vào sự thật để quyết định đúng
HGĐT- Đợt rét đậm kéo dài cuối năm 2010, đầu năm 2011 càn qua vùng trồng cao su, khiến gần như toàn bộ diện tích cao su trên địa bàn huyện Bắc Quang, Quang Bình và Xín Mần bị xoá sổ. Thiệt hại do thiên tai gây ra đối với sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây cao su là điều không ai ngờ tới. Nhưng qua những gì đã xảy ra, nó cũng cho chúng ta bài học kinh nghiệm và sự thận
21/06/2012
Hà Giang cần có thêm chính sách đặc thù dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
HGĐT- Trong những năm qua, công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể trong toàn tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt. Do đó diện mạo nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã có sự đổi thay tích cực. Đó là những bước chuyển mình đáng kể của Hà Giang trong quá trình thực hiện chính sách dân
18/09/2012