Trong vùng lõi ô nhiễm bom mìn, vật nổ - Kỳ 1: Tầng tầng, lớp lớp bom mìn

08:35, 06/10/2020

BHG - Tròn thập kỷ đấu tranh bảo vệ vẹn toàn chủ quyền biên giới thiêng liêng của Tổ quốc, Hà Giang là mảnh đất chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh; hàng chục nghìn ha đất bị ô nhiễm bom mìn (BM), vật nổ (VN) với mật độ dày đặc.

Bộ đội Công binh rà phá bom mìn, vật nổ tại thôn Nặm Ngặt (xã Thanh Thủy).
Bộ đội Công binh rà phá bom mìn, vật nổ tại thôn Nặm Ngặt (xã Thanh Thủy).

Theo số liệu tổng hợp từ các tổ điều tra, lập bản đồ BM toàn quốc, tỉnh ta có 90.165,54 ha đất bị ô nhiễm BM, VN. Trong đó, hàng chục nghìn ha nằm dọc tuyến biên giới Việt - Trung bị ô nhiễm BM, VN nặng, nhất là khu vực gần các điểm cao chiến lược của huyện Vị Xuyên, như: 468, 685, 1509, 772…

Suốt 10 năm đấu tranh, bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 – 1989), trên mặt trận Vị Xuyên, tại khu vực gần các điểm cao chiến lược, mật độ BM, VN được bố trí dày đặc, ước khối lượng hàng nghìn tấn. Mật độ ô nhiễm BM, VN  dày đặc từ dưới lòng đất, trên mặt đất, thậm chí cả trên đá – Thượng tá Trần Huy Thục, Trưởng ban Công binh, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh chia sẻ.

Nghỉ trưa trên diện tích vừa được rà phá bom mìn, vật nổ.
Nghỉ trưa trên diện tích vừa được rà phá bom mìn, vật nổ.

Ngay khi biên giới yên tiếng súng, được sự quan tâm của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 2, các đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội đầu tư kinh phí, nhân lực, vật lực; tỉnh ta đã tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị rà phá, khắc phục hậu quả BM, VN. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 6.000 ha trong vùng lõi bị ô nhiễm BM, VN được rà phá, bàn giao đất cho địa phương quản lý, khai thác, sử dụng. Giai đoạn 2020 – 2021, trên địa bàn tỉnh có 11 đơn vị tham gia rà phá bom mìn (RPBM), VN, gồm 4 đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và 7 đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 2. Tổng diện tích được giao rà phá 1.720 ha, thuộc địa bàn 3 xã vùng lõi ô nhiễm BM, VN: Thanh Thủy, Thanh Đức, Xín Chải (Vị Xuyên).

Công tác RPBM, VN trên địa bàn tỉnh được triển khai từ năm 1991. Nhưng bình quân mỗi năm mới hoàn thành khoảng hơn 200 ha với một lực lượng duy nhất tham gia RPBM, VN là bộ đội Công binh. Và vẫn còn hơn 60 nghìn ha ô nhiễm VN, gần 24,6 nghìn ha ô nhiễm BM nặng nằm dọc tuyến biên giới Việt – Trung chưa được rà phá. Trong đó, vùng lõi còn hơn 7.200 ha có mật độ ô nhiễm BM, VN dày đặc. Chia sẻ về điều này, Thượng tá Trần Huy Thục trăn trở: Công tác RPBM, VN trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn. Bởi mật độ BM, VN dày đặc, đa chủng loại, bố trí chồng lấn nhiều tầng lớp, không theo quy luật; cần nhiều thời gian, nhân lực, vật lực để thực hiện. Có tháng, 1 Đại đội Công binh của Bộ CHQS tỉnh rà phá, phát hiện hơn 200 kg BM, VN các loại chỉ trong diện tích 1,5 ha. Mặt khác, với địa hình hiểm trở, núi cao, độ dốc lớn, nhiều suối, khe sâu khiến việc cơ động của lực lượng RPBM, VN gặp khó khăn. Hơn nữa, thời gian BM, VN lưu lại lòng đất lên đến 30, thậm chí hơn 40 năm; dưới tác động của thời gian, địa hình, địa vật chiến trường xưa có nhiều thay đổi, BM, VN không giữ được tính năng ban đầu làm cho mức độ phức tạp, nguy hiểm thêm bội phần…

Một sáng Thu tháng 9, “mục sở thị” công việc RPBM, VN, chúng tôi phần nào cảm nhận sự khó khăn, vất vả của người lính Công binh. Tại Đại đội Công binh 19 (Bộ CHQS tỉnh) – đơn vị được giao RPBM, VN tại thôn Nặm Ngặt (xã Thanh Thủy), nhiều tháng qua, địa điểm đóng quân của Đại đội chính là nhà dân để thuận tiện cho công việc. Nhưng từ địa điểm đóng quân, để đến được vị trí RPBM, VN tại các điểm cao nơi chiến sự xưa, đơn vị mất gần 1 giờ, thậm chí nhiều giờ đồng hồ di chuyển. Không thể có phương tiện hỗ trợ hành quân mà buộc phải đi bộ ngược dốc đứng, băng rừng, xuống thung sâu, treo mình trên vách đá để thực thi nhiệm vụ. Giờ nghỉ trưa, lều bạt dựng tạm hoặc bóng cây là… mái nhà trú ngụ để người lính tái tạo sức lao động. Bữa cơm trưa cũng thật đạm bạc: Cơm nắm, muối vừng!... Dù điều kiện sinh hoạt thiếu thốn; công việc RPBM, VN đặc biệt nguy hiểm, vật cản còn sót lại đều có thể gây nổ. Song, cả Đại đội đều vững tâm. Vì chúng tôi đã qua huấn luyện, đào tạo thành thạo về chuyên môn kỹ thuật, cách sử dụng thiết bị, nắm chắc tính năng cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại BM, VN thông thường cũng như quy trình kỹ thuật, quy tắc an toàn trong RPBM, VN - Đại đội trưởng Quách Văn Giang nói.

RPBM, VN, trả lại bình yên và màu xanh cho đất; đảm bảo ổn định cuộc sống nhân dân, thúc đẩy KT-XH phát triển; đồng thời, là cơ sở quan trọng phục vụ đắc lực công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

Bài, ảnh: THU PHƯƠNG

Kỳ 2: Vượt núi cao, thung sâu tìm liệt sĩ

Cùng chuyên mục

Đồn Biên phòng Xín Cái làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid - 19

BHG - Thời gian qua, do dịch bệnh Covid - 19 bùng phát phía nước bạn Trung Quốc, nên có rất nhiều công dân Việt Nam nhập cảnh trái phép qua địa bàn Đồn Biên phòng Xín Cái (Mèo Vạc). Ngoài ra, đơn vị cũng phát hiện, bắt giữ nhiều trường hợp lẩn trốn trên địa bàn với mục đích xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc

30/09/2020
Xây dựng lực lượng BĐBP tỉnh vững mạnh toàn diện

BHG - Ngay sau Đại hội Đảng bộ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, BCH Đảng bộ đã kiện toàn bộ máy cán bộ, triển khai nhiệm vụ trọng tâm trên tất cả các lĩnh vực, tạo sự chuyển biến và hiệu quả ngay từ đầu nhiệm kỳ, từ đó thúc đẩy sự phát triển cho 5 năm tới.

30/09/2020
Thi đua xây dựng và bảo vệ vững chắc biên cương

BHG - Phát huy phẩm chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước (TĐYN) gắn thi đua Quyết thắng của Bộ đội Biên phòng (BĐBP), những năm qua, cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng (ĐBP) Lũng Cú (Đồng Văn) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn, gắn bó máu thịt với đồng bào các dân tộc biên giới; từng bước hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng khu vực biên giới ngày càng giàu mạnh.

 

28/09/2020
Chống biểu hiện quân phiệt, phân biệt đối xử giữa cán bộ và chiến sỹ

BHG - Trong Quân đội, biểu hiện quân phiệt, phân biệt đối xử giữa cán bộ và chiến sỹ (CBCS) gây nhiều hệ lụy, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, gây tâm lý hoang mang, ảnh hưởng đến công tác chấp hành kỷ luật. Việc tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội. Trong LLVT tỉnh...

25/09/2020