Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy

14:02, 03/05/2019

BHG - “Hỏa hoạn thường để lại hậu quả đau xót về người, tài sản; thậm chí hủy hoại cả môi trường sống. Do vậy, phòng “giặc hỏa” phải là việc làm thường xuyên của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân như cơm ăn, áo mặc hằng ngày”. Đó là chia sẻ tâm huyết của Thượng tá Nguyễn Văn Trường, Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và Cứu nạn, cứu hộ (CNCH) – Công an tỉnh.

Cán bộ Trạm biến áp 110kV huyện Bắc Quang tra cứu thông số kỹ thuật trên bình chữa cháy.
Cán bộ Trạm biến áp 110kV huyện Bắc Quang tra cứu thông số kỹ thuật trên bình chữa cháy.

Giai đoạn 2014 – 2018, toàn tỉnh ghi nhận 344 vụ cháy nhà, cháy rừng, cháy chợ; khiến 8 người thiệt mạng, 6 người bị thương, gây thiệt hại hàng tỷ đồng. Điển hình như vụ cháy làm thiêu rụi 11 ngôi nhà liền kề của người dân thôn Cốc Lải, xã Kim Thạch (Vị Xuyên). Hoặc mới đây, vụ hỏa hoạn do sử dụng xăng thiếu an toàn tại thôn Bản Phố, xã Chí Cà (Xín Mần) khiến 2 anh em trong một gia đình thiệt mạng; nhà ở cháy hoàn toàn… Nói như vậy để thấy rằng, bất cẩn với “giặc hỏa” luôn để lại hậu quả nặng nề. Nhưng nếu phòng, chống tốt thì “giặc hỏa” có thể được đẩy lùi – Thượng tá Nguyễn Văn Trường chia sẻ thêm. Theo đó, cùng với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC tương đối chặt chẽ, thống nhất tạo ra hành lang pháp lý quan trọng; cấp ủy, chính quyền tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ PCCC. Đặc biệt, công tác PCCC được gắn với trách nhiệm người đứng đầu: Địa bàn nào để xảy ra cháy, nổ phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản thì người đứng đầu địa phương, đơn vị phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và pháp luật.

Cùng với kết quả trên, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC được các cấp, ngành triển khai sâu rộng; xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, như: Công ty Xăng dầu Hà Giang phát hơn 5.000 tờ rơi đến khách hàng nhằm tuyên truyền các biện pháp PCCC và thoát nạn trong đám cháy; Công ty Điện lực Hà Giang phát 1.400 cuốn Cẩm nang an toàn điện và 500 Sổ tay PCCC cho khách hàng; Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở GD&ĐT xây dựng nội dung tuyên truyền công tác quản lý, bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) đưa vào chương trình giáo dục kỹ năng cho học sinh. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có hàng nghìn đội PCCC cơ sở với trên 11.000 đội viên tham gia; thành lập 1.232 đội dân phòng ở các thôn, tổ dân phố. Riêng lực lượng Kiểm lâm thành lập 208 đội xung kích PCCCR và 1.990 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR thôn, bản; góp phần đắc lực cho công tác PCCC ngay từ cơ sở. Đặc biệt, năm 2018, Công an tỉnh hướng dẫn UBND xã Phương Thiện (TP. Hà Giang) thành lập và ra mắt mô hình “Thôn tự quản về PCCC” và Đội PCCC dân phòng  nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, kịp thời cứu chữa các sự cố cháy nổ ngay khi mới bắt đầu phát sinh...

Mặc dù công tác PCCC luôn được các cấp, ngành của tỉnh đặc biệt quan tâm. Song công tác này vẫn bộc lộ không ít hạn chế. Điều đó được thể hiện bằng số liệu thiệt hại về người và tài sản qua những vụ hỏa hoạn kể trên. Không những vậy, qua kiểm tra chuyên đề về PCCC, tại 3.035 lượt cơ sở; cơ quan quản lý nhà nước về PCCC phát hiện 9.693 sơ hở, thiếu sót trong PCCC, lập 3.035 biên bản đối với cơ sở: Xăng dầu - gas, chợ - trung tâm thương mại, siêu thị, vật liệu nổ công nghiệp, các cơ sở kinh doanh có điều kiện (nhà nghỉ, khách sạn, phòng karaoke, cầm đồ)... Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền còn khởi tố điều tra, truy tố và xét xử 10 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực PCCC với 7 người bị truy tố... Đặc biệt, trong quý I vừa qua, Đoàn ĐBQH khóa XIV đơn vị tỉnh Hà Giang tiến hành giám sát tối cao chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC. Qua giám sát trực tiếp và gián tiếp nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; không ít yếu điểm được chỉ ra. Trong đó, việc thực hiện quy định mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc chưa được các đơn vị chú trọng. Việc xây dựng phương án PCCC và thực tập phương án còn hình thức, kể cả với một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong diện nguy hiểm về phòng, chống cháy nổ, như: Khách sạn, nhà nghỉ. Một số địa bàn vùng sâu, vùng xa, phần lớn người dân chưa hiểu rõ trách nhiệm của mình trong các hoạt động PCCC nên chưa chủ động tham gia hoạt động PCCC như luật định. Mặt khác, việc bảo đảm các điều kiện phục vụ cho hoạt động chữa cháy, CNCH gặp không ít khó khăn. Một số khu dân cư đường nhỏ, không đủ cho xe chữa cháy di chuyển, không có đường vòng, đường tránh để tiếp cận đám cháy. Số lượng trụ nước chữa cháy còn thiếu so với quy định, lại không được bảo dưỡng, sửa chữa, bổ sung, thay thế kịp thời. Điển hình, thành phố Hà Giang có 17 trụ nước nhưng chỉ 10 trụ có thể lấy nước phục vụ công tác chữa cháy... Riêng khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng khó khăn, rất khó ứng cứu hiệu quả khi xảy ra cháy. Hơn nữa, những phong tục tập quán riêng có như làm nhà bằng gỗ, lợp mái lá; thậm chí kỹ năng sử dụng an toàn các thiết bị điện của đồng bào chưa tốt nên tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao...

Thực tế cho thấy, phòng “giặc hỏa” luôn là nhiệm vụ cấp thiết, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và nhân dân; việc phòng hiệu quả sẽ góp phần quan trọng hạn chế số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra; góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ hiệu quả sự phát triển KT-XH của địa phương.

Bài, ảnh: Thu Phương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đồn Biên phòng CKQT Thanh Thủy phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

BHG - Sáng 28.3, Đồn Biên phòng CKQT Thanh Thủy tổ chức phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 65 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ; 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 50 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng CKQT Thanh Thủy đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách ...

29/03/2019
Hội nghị phối hợp giữa Văn phòng Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 2 với Văn phòng Tỉnh ủy, UBND các tỉnh trên địa bàn

BHG - Ngày 28.3, tại huyện Đồng Văn, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 phối hợp với Tỉnh ủy Hà Giang tổ chức Hội nghị phối hợp giữa Văn phòng Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 2 với Văn phòng Tỉnh ủy, UBND các tỉnh trên địa bàn năm 2019. Dự hội nghị về phía Quân khu 2 có Thiếu tướng Trần Anh Du, Phó Tư lệnh Quân khu 2; về phía tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, UBND 9 tỉnh trên địa bàn Quân khu 2 gồm: Lai Châu, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Vĩnh Phúc và Hà Giang…

28/03/2019
Xín Mần thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội

BHG - Trong những năm qua, chính sách hậu phương quân đội luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Xín Mần thực hiện tốt; góp phần giúp những gia đình chính sách, gia đình cán bộ, chiến sỹ vươn lên ổn định cuộc sống; động viên quân nhân yên tâm học tập, huấn luyện. Một trong những hoạt động ý nghĩa đó là, huyện tổ chức đưa thân nhân đi thăm con em là chiến sỹ mới hiện đang học tập, huấn luyện tại Sư đoàn 316, Trung đoàn 877 Bộ CHQS tỉnh, Tiểu đoàn 19 Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.

 

26/04/2019
Những bông hoa… bắn giỏi

BHG - Kết thúc tháng huấn luyện thứ nhất, 300 chiến sỹ nhập ngũ tháng 2.2019 thuộc Trung đoàn 877 Bộ CHQS tỉnh bước vào bắn kiểm tra với hai tư thế: Nằm bắn bia số 4 và quỳ bắn bia số 7. Kết quả bắn sẽ chứng minh cho sự nỗ lực trong huấn luyện, rèn luyện của chiến sỹ mới; đây cũng chính là điểm nhấn quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của từng chiến sỹ. Đúng 7 giờ sáng, mọi công tác chuẩn bị cho bài kiểm tra bắn đạn thật đã hoàn tất; sau bao ngày miệt mài luyện tập...

26/04/2019