Hà Giang

Bề dày truyền thống "Dân vận khéo"

09:05, 30/03/2017

BHG - Thắng lợi của cuộc đấu tranh giành chính quyền ở Hà Giang trong cách mạng tháng 8.1945 diễn ra chủ yếu bằng quá trình vận động, thu phục các lực lượng đối địch (Phát xít Nhật, Quốc dân Đảng, Thổ ty, Bang tá) với sức mạnh chính trị của quần chúng và lực lượng quân sự hỗ trợ. Các đội du kích, tự vệ tuyên truyền ở hai vùng cách mạng phía Nam và phía Bắc tỉnh dưới sự chỉ đạo của các Ban Việt Minh đã thực hiện thành công Cuộc vận động thu phục các thế lực đối địch, giành chính quyền từng châu lỵ và thị xã Hà Giang mà không phải đổ máu. Như vậy, công tác vận động cách mạng ở Hà Giang từ buổi đầu đã mang lại thành công lớn, có ý nghĩa chính trị và bài học lịch sử sâu sắc.

Thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1950) phong trào cách mạng ở Hà Giang còn rất non yếu; chính quyền cách mạng mới được thiết lập ở vùng thấp, ở vùng cao vẫn do Thổ ty phong kiến nắm giữ. Đồng bào các dân tộc vùng cao chưa được tuyên truyền cách mạng, trình độ dân trí thấp kém (99% mù chữ). Đầu năm 1946, cả tỉnh mới có trên 10 đảng viên, LLVT mới được tổ chức, không đủ sức quản lý các vùng xung yếu. Năm 1948, thực dân Pháp và tay sai chiếm đóng Hoàng Su Phì và Yên Bình (Bắc quang) Lao Chải, Thanh Thủy (Vị Xuyên). Trên khắp tuyến biên giới Hà Giang, hàng ngàn tên Thổ phỉ được Pháp - Tưởng nuôi dưỡng, chỉ huy thường xuyên cướp bóc, chém giết, chống phá cách mạng. Trên trận tuyến cam go ấy, công tác vận động quần chúng luôn được Đảng bộ, chính quyền các cấp đặt lên hàng đầu và tiến hành một cách khó khăn gian khổ. LLVT Hà Giang phải phân tán thành các tổ, đội vũ trang tuyên truyền xung kích, hoạt động trong lòng địch. Nhân dân các dân tộc ở vùng hậu địch bị Pháp, Phỉ, Thổ ty, Bang tá chèn ép khống chế nên việc gây dựng cơ sở cách mạng lúc đầu thường rất khó khăn phức tạp. Giặc Pháp và phản động tìm mọi cách để ly gián giưã nhân dân với bộ đội. Trong vùng Pháp, Phỉ chiếm đóng, chúng duy trì chính sách “Tự trị” lập bộ máy cai trị tới thôn, bản; hực hiện các biện pháp rào làng, bịt các nguồn nước, đốt các chòi, lán ngoài rừng và thẳng tay khủng bố những gia đình theo kháng chiến.

Với tinh thần “Dù khó khăn đến đâu cũng phải bám chắc lấy dân, có thể tạm thời mất đất chứ không chịu mất dân, còn dân là còn tất cả”, cán bô, chiến sĩ địch hậu đã vượt qua muôn ngàn khó khăn trong vòng vây quân thù, vật lộn hàng ngày, hàng giờ với địch; đối phó với mọi tình huống để tồn tại, phát triển, giành thắng lợi.

Để bảo vệ bộ đội, cán bộ; hàng trăm gia đình bị địch khủng bố, giết hại, có gia đình bị giết cả nhà. Rất nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao của tỉnh, của Quân đội không quản hy sinh gian khổ, cùng bộ đội bám đất, bám dân, chia ngọt, sẻ bùi, lăn lộn với phong trào những lúc khó khăn nhất. Nhờ sự hy sinh anh dũng của các anh mà cơ sở cách mạng phát triển ngày càng rộng khắp, tạo ra thế vững, lực mạnh để kháng chiến thành công. Các đại đội độc lập, tổ, đội vũ trang tuyên truyền của LLVT Hà Giang lúc bấy giờ là chiếc cầu nối giữa lòng dân địch hậu với Đảng, với cách mạng.

Thời kỳ cải tạo, xây dựng CNXH (1955-1965) Hà Giang là tỉnh xung yếu của khu Việt Bắc; giai cấp Thổ ty phong kiến còn ảnh hưởng lớn trong đồng bào các dân tộc. Các chủ trương, chính sách của Đảng về cải tạo, xây dựng CNXH bị chống phá quyết liệt dẫn đến cuộc bạo động phản cách mạng ở Đồng Văn (1959-1960). Các tổ, đội vũ trang tuyên truyền đã tham gia đắc lực vào các cuộc vận động chính trị ở địa phương; điển hình là các cuộc vận động: Giảm tô giảm tức, tiễu Phỉ, cải cách dân chủ, xây dựng hợp tác xã, giảm trồng thuốc phiện, làm đường giao thông, bảo vệ trị an... Góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, từng bước khắc phục hậu quả nặng nề do thực dân phong kiến để lại, phát triển kinh tế, văn hóa, cải tạo và xây dựng CNXH.

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và bảo vệ Tổ quốc, các tổ, đội vũ trang tuyên truyền có mặt ở hầu khắp các bản, làng phát động toàn dân tham gia xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân, biệt kích của đế quốc Mỹ và kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt trong giai đoạn bảo vệ Tổ quốc. Thời kỳ đổi mới đất nước, tuy không còn kẻ thù đối mặt, nhưng “Diễn biến hòa bình” do các thế lực thù địch phát động còn tinh vi, xảo quyệt hơn. Để giữ yên cuộc sống thanh bình cho mỗi bản, làng, thôn, xóm; các tổ, đội công tác lại ra đời. Từ năm 1990 đến nay, hàng trăm tổ công tác, đội xây dựng cơ sở với hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ đã vượt núi, băng đèo, lặn lội đến từng chòm, từng bản để lập thế, dàn binh, sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu thủ đoạn của địch.

Các tổ công tác đã dựa vào dân “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với dân, làm cho dân hiểu, dân tin, dân ủng hộ mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở đó đã tạo ra phong trào quần chúng xây dựng thế trận Quốc phòng toàn dân, thế trận An ninh nhân dân. Làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, QP – AN ở cơ sở: Tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển. Chính trong vòng quay của công cuộc đổi mới, của “Diễn biến hòa bình” các tổ công tác ở cơ sở đã góp phần giữ yên bản, làng và là cầu nối giữa lòng dân với Đảng trong lúc Đảng cần tin dân, dân cần tin Đảng.

Vinh quang thay đội quân chiến đấu giỏi, dân vận khéo của LLVT Hà Giang mỗi ngày thêm dạn dày qua những bước thăng trầm của lịch sử, xứng đáng với truyền thống “Trung thành, đoàn kết, kiên cường, chiến thắng”.

Phạm Xuân Thủy

(Nguyên Trưởng ban Khoa học Quân sự Bộ CHQS tỉnh)

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thành phố Hà Giang quyết tâm lập lại trật tự kỷ cương, văn minh đô thị

BHG - Thực hiện chủ đề năm 2017 về "Tiếp tục thực hiện kỷ cương văn minh đô thị; nâng cao năng lực quản trị xã hội và chất lượng cải cách hành chính; tập trung thu hút nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế vùng động lực – Thực hiện nói đi đôi với làm", thành phố Hà Giang đang triển khai những giải pháp quyết liệt, đồng bộ nhằm quyết tâm lập lại trật tự kỷ cương, văn minh đô thị.

30/03/2017
Bộ Tư lệnh BĐBP: Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ PCTT-TKCN năm 2017

BHG - Sáng ngày 29.3, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng (BĐBP) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017. Đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Văn Nam, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Hà Giang, Đại tá Nguyễn Xuân Bốn, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh chủ trì. Cùng dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Công an tỉnh và Bộ CHQS tỉnh.

29/03/2017
Phòng Hồ sơ Công an tỉnh: Thầm lặng những chiến công

BHG - Là đơn vị có chức năng quản lý, lưu trữ và sử dụng các tài liệu, văn kiện cùng các phương tiện khoa học kỹ thuật để khai thác, tra cứu cung cấp thông tin nghiệp vụ phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, giữ gìn ANTT. Trong những năm qua, tập thể lãnh đạo và cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Phòng Hồ sơ nghiệp vụ Công an tỉnh luôn miệt mài, lặng lẽ góp phần tích cực cùng với lực lượng Công an trong tỉnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, giữ vững ANCT và TTATXH, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển KT-XH của địa phương.

25/03/2017
Tích cực triển khai chủ đề của Năm ATGT vào thực tiễn cuộc sống

BHG - Chủ đề của Năm an toàn giao thông (ATGT) 2017 "Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu nhi" với tinh thần "tính mạng con người là trên hết" đang nhận được sự hưởng ứng tích cực của mọi tầng lớp nhân dân. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đã, đang tạo những chuyển biến sâu sắc, từng bước hình thành người công dân có văn hóa khi tham gia giao thông.

25/03/2017