Hà Giang

Trung thu nơi đảo xa

14:45, 06/09/2019

BHG - Tham gia đón Tết Trung thu không biết bao nhiêu lần, nhưng với lần này, trong tôi có cảm giác vừa thân quen vừa là lạ. Tim tôi rung lên từng hồi lâng lâng vui sướng, thú vị; hạnh phúc xen lẫn niềm tự hào vinh dự rất lớn đối với tôi đến khó diễn tả hết thành lời.

Múa Lân cùng các em thiếu nhi. Ảnh: TƯ LIỆU
Múa Lân cùng các em thiếu nhi. Ảnh: TƯ LIỆU

Với đủ sắc màu, Hội Trăng rằm đêm nay vô cùng đặc biệt. Điều đặc biệt ở đây là tôi đón cái Tết Trung thu cùng với các em học sinh, người dân và toàn thể cán bộ, chiến sĩ giữa một nơi mênh mông trùng khơi sóng nước; nơi đầu sóng ngọn gió, nơi tiền tiêu của Tổ quốc - xã đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa.

Với biết bao lần tôi viết đơn tình nguyện ra Trường Sa dạy học và lần này thì mơ ước đã thành hiện thực. Đứng giữa trùng trùng mây, trời, nước hoà quyện với nhau lại làm một, tôi mới thấm hiểu hết nỗi khó khăn gian truân vất vả của những người con đất Việt đang ngày đêm trừng mắt sa trường canh giữ, giữ vững chủ quyền.

Nơi hải đảo xa xôi, quanh năm nắng cháy da, gió mưa sạm mặt;  nhưng trong tâm hồn của mỗi người nơi đây vẫn trẻ trung, lạc quan và yêu đời. Khi đến những ngày lễ, tết vẫn vui chơi hết mình và đi cùng với đó là không quên nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển Tổ quốc thiêng liêng. Điều này thể hiện qua Đêm hội Rước đèn mà lần đầu tiên tôi được tham gia trên đảo. Các em nhỏ ở đây không có những đèn cá Chép, đèn hình siêu nhân, đèn con rồng,... bằng điện tử nhấp nháy lung linh với ánh điện đủ màu sắc như các em nhỏ ở đất liền; nhưng không vì thế mà Đêm hội Tăng rằm của các em nơi đảo xa lại thiếu đi ánh đèn tuổi thơ và những nụ cười.

Trước đêm Trung thu khoảng 2 đến 3 ngày, bố mẹ của các em tự tay tỉ mỉ vót từng thanh tre, xếp cắt từng tờ giấy màu và thiết kế thành các loại đèn với nhiều loại hình kiểu dáng khác nhau (vật liệu đều từ đất liền chuyển ra). Mỗi đèn Trung thu được làm ra là một kì công đầy tính sáng tạo và nghệ thuật. Các em được bố mẹ làm cho lồng đèn với các mô hình như: Chiếc tàu hải quân, máy bay, tàu ngầm; có em được bố mẹ làm cho đèn hình ngôi sao truyền thống,... mỗi em là một màu sắc rực rỡ. Nhưng điều thú vị mà tôi chưa từng thấy ở các lồng đèn nơi tôi đã từng tham dự trong đất liền đó là các đèn Trung thu ở ngoài đảo, mỗi đèn đều có tên của các em.

Vào Đêm hội Trăng rằm ở đất liền mà tôi có dịp tham gia, hình ảnh không thể thiếu, nhân vật đã tạo nên tiếng cười làm cho đêm hội sôi động, đó là ông Địa cầm quạt phe phẩy nhảy múa bên chú Lân cùng tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng. Nhưng ở giữa biển đảo xa xôi cách trở này thì hình ảnh ấy cũng không thể thiếu, vì được xem như là tiết mục chính của đêm Trăng rằm và đó là nguồn để dẫn đến tiếng cười thật sự của trẻ thơ.

Đêm rước đèn được tổ chức tại sân Trường Tiểu học xã đảo Song Tử Tây. Cùng tham gia với các em không chỉ có thầy giáo, phụ huynh mà còn có sự tham dự của UBND xã, chỉ huy đảo, các đơn vị, các cụm chiến đấu kết nghĩa cùng các hộ dân và rất đông cán bộ, chiến sĩ. Đội múa Lân cũng do bộ đội ở đảo phụ trách, cùng mâm cỗ Trung thu còn có chương trình văn nghệ do các em học sinh biểu diễn với đầy đủ các tiết mục như: Múa, hát, đọc thơ về biển đảo và những câu đố dân gian xung quanh chú Cuội, chị Hằng,... và các em được nhận những phần quà ý nghĩa từ cán bộ, chiến sĩ trên đảo. Các em học sinh xúng xính trong những bộ áo dài cách tân đủ kiểu dáng màu sắc, tay cầm lồng đèn cùng múa vui bên chú Lân và ông Địa.

Sau màn phá cỗ tại sân trường, dưới ánh trăng đêm rằm, tất cả mọi người cùng theo cổ vũ, hò reo theo đội múa Lân đi múa ở Cột mốc chủ quyền, Tượng đài Trần Quốc Tuấn và sau đó múa vòng quanh đảo.

Cùng các em học sinh và mọi người đi dưới ánh trăng rằm, dưới hàng cây Bàng vuông nở hoa thơm ngát, mùi thơm thoang thoảng, thanh khiết hoà quyện với mùi hương biển nồng nàn làm lòng tôi trở nên nhẹ nhàng bay bổng; tôi như được quay về những năm tháng tuổi thơ vô tư, hồn nhiên chơi đùa, không bon chen lo nghĩ.

NGUYỄN HỮU PHÚ (Trường Tiểu học Song Tử Tây, Quần  đảo Trường Sa)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hải đoàn 129 tiếp nhận tàu vận tải 624 từ Vùng 2 Hải quân

BHG - Chiều 27.6, tại Vũng Tàu, Hải đoàn 129 (Quân cảng Sài Gòn) tổ chức tiếp nhận tàu vận tải quân sự mang số hiệu 624 từ Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân. Tàu 624 là dạng tàu vận tải quân sự có ký hiệu H119 với các nhiệm vụ: Chở hàng xây dựng, chi viện cho các đảo thuộc vùng biển Việt Nam và Tuần tiễu bảo vệ chủ quyền biển; vận tải phục vụ khảo sát, sửa chữa nghiên cứu các công trình dầu khí, sẵn sàng hỗ trợ, cứu nạn ngư dân trên biển…

 

28/06/2019
Đẩy mạnh tăng gia sản xuất trên đảo Trần, Trà Bản (Quảng Ninh)

BHG - Trong chuyến công tác tại các huyện đảo của tỉnh Quảng Ninh vào dịp trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, chúng tôi hết sức ấn tượng với màu xanh mơn mởn của những luống rau bắp cải, su hào, những giàn bầu, bí sai trĩu quả tại các Trạm rada của Tiểu đoàn 151 (Bộ Tư lệnh Vùng I Hải quân). Mặc dù đóng quân trên các huyện đảo xa đất liền với điều kiện đất đai, khí hậu không thuận lợi, nhưng cán bộ, chiến sỹ Trạm rada 480 và 485, Tiểu đoàn 151...

27/02/2019
Huyện đảo Trường Sa tổ chức gặp mặt đội ngũ y, bác sỹ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

BHG - Sáng 27.2, tại thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, đảo Trường Sa tổ chức gặp mặt đội ngũ y, bác sĩ đang công tác tại Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa nhân dịp kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 – 27.2.2019). 

27/02/2019
Lính đảo làm theo lời Bác

BHG - Trong chuyến công tác tại tỉnh Quảng Ninh vừa qua, chúng tôi có dịp đến thăm đảo Trần, đảo Trà Bản, là những xã đảo còn nhiều khó khăn của huyện Cô Tô và Vân Đồn. Giữa nơi muôn trùng sóng gió với bộn bề thiếu thốn, những người lính Hải quân vẫn luôn tích cực học tập, rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc. Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 

23/04/2019