Viết tiếp trang sử hào hùng - Kỳ cuối: "5 giỏi" - "2 keo sơn" và "nhiều hơn 1"

17:21, 07/09/2018

BHG - Địa bàn thực hiện nhiệm vụ trải rộng trên các vùng biển của Tổ quốc, chính vậy, ở Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126, công tác huấn luyện, rèn luyện kỷ luật luôn được coi trọng. Được cấp trên đầu tư, đến nay, cùng với các thao trường huấn luyện chuyên ngành, Lữ đoàn đã hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng hệ thống thao trường chuyên dụng, thao trường bắn đặc chủng hiện đại, góp phần phục vụ tốt yêu cầu huấn luyện của đơn vị.

Đoàn công tác của Báo Hà Giang chụp ảnh với cán bộ, phóng viên Báo Hải quân.                         Ảnh: Đức Tuấn (Phóng viên Báo Hải quân)
Đoàn công tác của Báo Hà Giang chụp ảnh với cán bộ, phóng viên Báo Hải quân. Ảnh: Đức Tuấn (Phóng viên Báo Hải quân)

Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn thường xuyên đề ra cchủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao. Bám sát phương châm huấn luyện “cơ bản, thiết thực, vững chắc”; căn cứ vào tình hình thực tiễn, Lữ đoàn xác định trọng tâm huấn luyện của đơn vị phải bảo đảm “thuần thục, điêu luyện về kỹ thuật, giỏi về chiến thuật” nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất khác.

Theo Đại tá Đoàn Văn Mạnh, Chính ủy Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126: Mục tiêu, nhiệm vụ huấn luyện Lữ đoàn cụ thể hóa thành  tiêu chí cơ bản: “5 giỏi” và “2 keo sơn” . “5 giỏi” là: Bơi lặn giỏi, võ giỏi, bắn giỏi, tác chiến giỏi, giỏi chịu đựng khó khăn gian khổ; “2 keo sơn”: Nnghĩa tình đồng đội và nghĩa tình quân dân gắn bó keo sơn.

Luyện vượt rào lửa ở Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126.     Ảnh: Đức Tuấn (Phóng viên Báo Hải quân)
Luyện vượt rào lửa ở Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126. Ảnh: Đức Tuấn (Phóng viên Báo Hải quân)

Những người lính đặc công hải quân được huấn luyện với những khoa mục khắt khe nhất để đủ sức chiến đấu trong những môi trường đặc biệt; được huấn luyện sử dụng thành thạo các loại súng bộ binh, nhưng trọng tâm là thuần thục kỹ năng bắn nhanh, trúng mục tiêu ở các cự li, trong các tư thế và điều kiện phức tạp; được đào tạo để có thể bơi hàng chục km, có thể thả trôi, nổi trên mặt biển vài ngày và lặn sâu dưới nước hàng chục mét. Điều không thể thiếu đối với người lính đặc công hải quân, đó là huấn luyện rèn thể lực, rèn luyện võ thuật; rồi kỹ thuật hóa trang, các chiến thuật đột nhập, vượt các chướng ngại vật như dây thép gai, bãi mìn… Để nâng cao khả năng chịu đựng khó khăn, gian khổ cho cán bộ, chiến sỹ, Lữ đoàn đã kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện và rèn luyện bộ đội từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trong điều kiện thuận lợi đến môi trường phức tạp.

Nữ cán bộ, phóng viên Báo Hà Giang với cán bộ, quân nhân Lữ đoàn 126.                   Ảnh: P.V
Nữ cán bộ, phóng viên Báo Hà Giang với cán bộ, quân nhân Lữ đoàn 126. Ảnh: P.V

Được chứng kiến màn biểu diễn bắn súng đặc chủng chống khủng bố của đội hình xạ thủ Lữ đoàn, đoàn công tác của Báo Hà Giang và Báo Hải quân vô cùng ngạc nhiên và khâm phục tài bắn súng của hai nữ quân nhân Đinh Thị Hoa và Thiếu tá chuyên nghiệp Trần Thị Nguyệt. Ở  Lữ đoàn 126, quân nhân, kể cả nữ 100% quân số đều thành thạo bắn súng. Theo các anh ở đơn vị: “Đồng chí Hoa và Nguyệt tham gia nhiều bài bắn đặc nhiệm chống khủng bố, bắn ở nhiều tình huống khó, nên tốc độ xử lý phải rất nhanh trong mọi điều kiện và tình huống. Hai đồng chí này đã tham gia bắn cùng đội hình nam chiến đấu viên trong tình huống bắn yểm trợ cho đồng đội và đều xuất sắc bắn rụng hết bia”.

Anh Nguyễn Văn Toàn, Tổng Biên tập Báo Hải quân, cho biết :“Năm 2014, đơn vị đoạt giải Nhất toàn đoàn trong Hội thao võ chiến đấu tay không của Quân chủng Hải quân trong đó, có cả các đồng chí nữ. Như một mình đồng chí Phạm Thị Hà, đấu đối kháng quật ngã được bốn nam”.

Các chiến đấu viên ở Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126 trong buổi huấn luyện bắn súng
Các chiến đấu viên ở Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126 trong buổi huấn luyện bắn súng

Về Lữ đoàn 126, chúng tôi được nghe kể về “Ngày đồng đội”, của đơn vị - ngày tri ân những người đã cống hiến xây dựng Lữ đoàn, những người hy sinh vì Tổ quốc; đồng thời gắn kết hơn nữa tình cảm anh em trong đơn vị.

Tháng 4.2014, nhân tổ chức ngày thành lập Lữ đoàn 126, đơn vị đã ra mắt mô hình “Ngày đồng đội”. Trong ngày đó, cán bộ, chiến sỹ tự nguyện đóng góp, ủng hộ và tạo nên nguồn lực cho mô hình. Đến nay, nguồn kinh phí của Mô hình “Ngày đồng đội” của Lữ đoàn đã lên tới hơn 4 tỷ đồng. Nguồn kinh phí từ “Ngày đồng đội” được trích ra để xây dựng Tượng đài Anh hùng liệt sỹ Đặc công Hải quân, thăm hỏi bố, mẹ của cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị khi ốm đau, nằm viện; động viên, hỗ trợ một số quân nhân có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo; tri ân các cựu chiến binh thuộc lực lượng Hải quân…

Huấn luyện bơi đường dài ở Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126
Huấn luyện bơi đường dài ở Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126

Gắn liền với “5 giỏi và 2 keo sơn” ở Lữ đoàn 126 là mô hình “Nhiều hơn 1”. Là đơn vị đặc biệt, thực hiện nhiệm vụ đặc biệt, để hiệu suất chiến đấu của anh em cũng phải đặc biệt, phải tạo phong trào thôi thúc cán bộ, chiến sỹ luôn vượt lên bản thân, một người có thể làm việc nhiều hơn chính mình. Vậy là, cũng năm 2014 đơn vị bắt đầu thực hiện “Nhiều hơn 1” và thật sự đã tạo động lực cho cán bộ, chiến sỹ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Từ mô hình, nhiều chiến sỹ đã hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện vượt trên định mức thông thường của chính họ. Cũng từ “Nhiều hơn 1”, xuất hiện nhiều quân nhân xuất sắc - Đại tá Hoàng Minh Sơn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Đặc công 126, cho biết.

Để đạt đến trình độ tinh thông, nhuần nhuyễn về kỹ và chiến thuật của đặc công hải quân, đó là quá trình rèn luyện công phu, bằng ý chí quyết tâm cao độ, niềm say mê ngày đêm luyện tập của những người lính Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126. Họ đã và đang tô thắm thêm truyền thống “Anh dũng mưu trí, khắc phục khó khăn, đoàn kết lập công, chiến thắng liên tục”.

Chia tay cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 126, đồng chí Nguyễn Trung Thu, Tổng Biên tập, Trưởng đoàn công tác của Báo Hà Giang, chia sẻ: Được đến thăm Lữ đoàn Đặc công 126 Hải quân anh hùng, đây là chuyến trải nghiệm thú vị, giúp cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Hà Giang có thêm chất liệu phong phú cho công tác tuyên truyền; được tiếp thêm sức mạnh, ý chí, nghị lực vượt khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Qua đó, làm tốt công tác tuyên truyền về biển, đảo của Tổ quốc, về bộ đội hải quân.

HOA SIM

[links()]


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Non sông liền một dải! – Kỳ cuối: Miền đá hướng về biển, đảo thân yêu!

BHG - Mặc dù thoát khỏi chiến tranh muộn nhất cả nước, điều kiện KT – XH cũng thuộc diện khó khăn nhất nước; Nhưng những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh ta luôn dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt tới những vùng biển, đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Có nhà thơ đã viết: "Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt", hai tiếng Tổ quốc khi cất lên trong tim mỗi người dân Việt Nam thật thiêng liêng và có sức mạnh lạ thường!

22/08/2018
Non sông liền một dải! Kỳ 2: Thắm tình đoàn kết keo sơn!

BHG - Ấm áp, keo sơn và thắm tình đoàn kết là không khí của buổi Lễ ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo giữa Tỉnh ủy Hà Giang và Đảng ủy Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam diễn ra đầu tháng 8 vừa qua. Những cái bắt tay thật chặt, thể hiện quyết tâm chính trị cao, phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phát huy tinh thần đoàn kết, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT – XH, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới đất liền, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

 

20/08/2018
Non sông liền một dải! - Kỳ 1: Hiên ngang dáng hình Tổ quốc nơi đầu sóng!

BHG - Tháng Tám, mùa Thu lại về trên dải đất biên cương cực Bắc của Tổ quốc. Tháng Tám, trái tim hàng triệu người Việt Nam trên khắp dặm dài Tổ quốc lại bồi hồi nhớ về sự kiện lịch sử trọng đại: Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong không khí mùa Thu lịch sử, cùng với quyết tâm giữ vững chủ quyền biên giới đất liền, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh ta luôn hướng về biển, đảo Tổ quốc, nguyện kề vai, sát cánh bảo vệ vững chắc biên giới, hải đảo quê hương…

 

17/08/2018
Nhân lên tình yêu Tổ quốc - Bài cuối: Cùng chung nhịp đập

BHG - Sau chuyến thăm của Đoàn công tác số 14 trên tàu HQ-996 Hải quân, mang theo Lá cờ Tổ quốc đã treo ở Cột cờ Lũng Cú, Phiến đá trên Cao nguyên đá Đồng Văn và Bức ảnh Cột cờ Lũng Cú đầy ý nghĩa tặng quân và dân huyện đảo Trường Sa, đã có thêm nhiều đại diện cho các ngành, đoàn thể, LLVT của tỉnh đến với Trường Sa. Đặc biệt, tháng 5.2017, tại Đảo Trường Sa lớn, diễn ra  Lễ trao "Đất thiêng gửi Trường Sa -  từ Cột cờ Lũng Cú", trong hành trình mang đất thiêng từ các vùng miền ở đất liền ra Trường Sa, do Báo Tuổi trẻ tổ chức.

09/08/2018