Quyết tâm trở thành trung tâm dược liệu Quốc gia

08:43, 05/03/2019

BHG - Cuối tháng 2 vừa qua, tỉnh ta đã tổ chức hội nghị chuyên đề về phát triển dược liệu (PTDL) và du lịch với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, chuyên gia đầu ngành về hai lĩnh vực này. Nhiều giải pháp đã được đề xuất, hướng đến mục tiêu đưa tỉnh ta trở thành trung tâm dược liệu (DL) của Quốc gia.

Một số sản phẩm dược liệu của HTX Cộng đồng Nặm Đăm, xã Quản Bạ (Quản Bạ) đã có mặt trên thị trường.
Một số sản phẩm dược liệu của HTX Cộng đồng Nặm Đăm, xã Quản Bạ (Quản Bạ) đã có mặt trên thị trường.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 xác định: “Phát triển dược liệu, gắn với xóa đói, giảm nghèo” là một trong 5 chương trình trọng tâm. Những năm qua, để cây DL “bám rễ” trên mảnh đất địa đầu Tổ quốc, ngoài triển khai các cơ chế, chính sách của T.Ư, tỉnh ta đã ban hành, thực hiện nhiều ưu đãi; đồng thời, thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên đề về DL nhằm thu hút đầu tư, PTDL; ban hành quy hoạch tổng thể về PTDL; hợp tác với các cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp khoa học công nghệ đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu về giống DL…

Anh Vàng Thìn Nghì (bên trái), Công ty Cổ phần Phát triển công nghệ Hà Giang giới thiệu diện tích cây Đương quy được trồng tại xã Quyết Tiến (Quản Bạ).
Anh Vàng Thìn Nghì (bên trái), Công ty Cổ phần Phát triển công nghệ Hà Giang giới thiệu diện tích cây Đương quy được trồng tại xã Quyết Tiến (Quản Bạ).

Từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh trồng mới được trên 4.682 ha DL, trong đó có trên 850 ha DL trong danh mục ưu tiên phát triển như: Đương quy, Đan sâm, Giảo cổ lam, Sinh địa… Bên cạnh đó, đã thực hiện quản lý 8 đề tài, dự án về DL cấp tỉnh; đặt hàng 4 dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi về DL. Ngoài ra, các cơ sở nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nghiên cứu trồng, chế biến một số cây thuốc quý, tạo nguồn DL có giá trị, ứng dụng cao trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt, đã hoàn thiện và ban hành quy trình tạm thời trồng trọt và thu hái DL theo hướng GACP – WHO đối với 5 loại DL gồm: Đương quy, Ý dĩ, Ngưu tất, Đan sâm, Actiso; ban hành 20 quy trình sản xuất giống và thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực dược liệu, như: Công ty TNHH MTV Dược khoa; Công ty Cổ phần Nam Dược; Công ty Cổ phần phát triển dược liệu ANVY, Công ty TNHH Y học Bản địa, Tập đoàn TH trumilk, Công ty Cổ phần dược liệu Bông Sen Vàng… Các doanh nghiệp, HTX đã sản xuất và đưa ra thị trường hàng chục loại thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm từ DL trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều rào cản, vướng mắc cần giải quyết nếu muốn đưa tỉnh ta trở thành trung tâm DL Quốc gia, bởi: Nguồn vốn hỗ trợ trồng DL thấp nên người dân chưa tích cực tham gia; nguồn giống DL phục vụ nhu cầu sản xuất quy mô lớn chưa đáp ứng được yêu cầu; các sản phẩm DL do người dân tự trồng như gừng, nghệ, quế, Hương thảo, Thảo quả… chưa có thị trường ổn định, giá trị thấp. Cùng với đó, cơ chế, chính sách về PTDL chưa đồng bộ; quỹ đất PTDL rất hạn chế; việc giao đất cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trồng DL dưới tán rừng gặp không ít khó khăn; ứng dụng khoa học, công nghệ vào lĩnh vực này chưa được chú trọng; nguồn nhân lực rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu; sức cạnh tranh của doanh nghiệp thấp, quy mô nhỏ, trình độ công nghệ và thiết bị lạc hậu; các sản phẩm DL chủ lực chưa đa dạng, sản lượng ít, thị trường tiêu thụ không ổn định; khả năng cung ứng giống và quy trình trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến DL hạn chế…

Trước thực trạng trên, cuối tháng 2 vừa qua, tỉnh ta tổ chức hội nghị chuyên đề về DL và du lịch với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, chuyên gia đầu ngành về hai lĩnh vực này. Nhiều đại biểu khẳng định: Hà Giang hiện là tỉnh đi đầu trong cả nước, với định hướng rất cụ thể và sự quyết tâm, quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở nhằm PTDL. Nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, cắt giảm thủ tục hành chính nhằm thu hút doanh nghiệp vào đầu tư PTDL đã được ban hành, tổ chức thực hiện. Đồng thời cho rằng: Tỉnh cần xây dựng Bản đồ DL liên kết với Bản đồ du lịch của tỉnh; các sản phẩm DL trước khi đưa ra thị trường cần có sự chứng minh lâm sàng; gắn PTDL với Chương trình OCOP; xây dựng hệ thống vườn cây thuốc để bảo tồn và phát triển nguồn giống DL chất lượng; thành lập Quỹ PTDL để hỗ trợ doanh nghiệp, HTX thiếu vốn sản xuất; bổ sung các chính sách mới, đặc thù về PTDL và hỗ trợ việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, chế biến…

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Ơn, Công ty TNHH MTV Dược khoa nhận định: Chiến lược PTDL của tỉnh phải theo hướng bảo tồn, đi đôi với phát triển bền vững và xây dựng chuỗi liên kết. Đồng thời đề xuất, tỉnh và các địa phương cần liên tục triển khai các hoạt động khuyến khích, thu hút đầu tư PTDL; xây dựng mô hình PTDL “cùng cộng đồng phát triển”; gắn PTDL với du lịch tham quan, nghỉ dưỡng; chủ động nguồn giống đảm bảo chất lượng và hỗ trợ các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm từ DL đạt tiêu chuẩn GMP hay GACP-WHO, như vậy đầu ra cho sản phẩm luôn được đảm bảo…

Với những đóng góp tâm huyết của các chuyên gia, doanh nghiệp, Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh khẳng định: Hà Giang luôn chào đón và tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp đầu tư, PTDL; Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn và lãnh đạo các huyện, thành phố đã ký kết nhiều nội dung nhằm đưa lĩnh vực DL của tỉnh phát triển hơn nữa trong thời gian tới… Tất cả cho thấy sự quyết liệt, quyết tâm chính trị rất lớn của tỉnh đối với chương trình trọng tâm “Phát triển dược liệu, gắn với xóa đói, giảm nghèo”.

Bài, ảnh:  DUY TUẤN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nâng cao tầm vóc đàn gia súc

Xuân 2019 - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 và Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh xác định trâu, bò là những con thế mạnh, chủ lực; là một trong những giải pháp giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo bền vững. Chính vì vậy, tỉnh ta có nhiều chính sách khuyến khích phát triển đàn trâu, bò, đặc biệt chăn nuôi theo hướng hàng hóa và hỗ trợ công tác thụ tinh nhân tạo (TTNT), cải tạo tầm vóc đàn đại gia súc.

 

31/01/2019
Du lịch thời công nghiệp 4.0

BHG - Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo nên một thế giới phẳng, xóa nhòa giới hạn về không gian, thời gian; tác động mạnh mẽ lên sự phát triển của các ngành kinh tế, trong đó có du lịch. Nắm bắt cơ hội này, tỉnh ta đang triển khai nhiều giải pháp quan trọng, tạo đà phát triển du lịch bền vững. Nhờ cách mạng 4.0, giờ đây du khách khắp nơi trên thế giới đều có thể truy cập, tìm kiếm các thông tin liên quan đến du lịch, giúp họ lựa chọn địa điểm và hành trình phù hợp, an toàn, hiệu quả. 

21/12/2018
Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh làm việc với Ban chỉ đạo Tái cơ cấu kinh tế tỉnh

BHG - Chiều 19.12, tại phòng họp BTV Tỉnh ủy, đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XIV đơn vị tỉnh Hà Giang...

20/12/2018
Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP khẳng định vị thế cam Hà Giang

BHG - Thương hiệu cam Sành Hà Giang được khẳng định từ nhiều năm về trước bởi chất lượng, mẫu mã sản phẩm và độ sạch trong khâu sản xuất. Với sự quan tâm đặc biệt từ tỉnh đến cơ sở và quyết tâm vào cuộc của các ngành chức năng với những chương trình hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy phát triển, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn (VietGAP) ngày càng khẳng định thương hiệu, vị thế cam Hà Giang trên thị trường.

 

18/12/2018