Hà Giang

Đặc sản Bánh chưng gù Hà Giang – Khơi dậy một nghề truyền thống

05:18, 21/09/2018

BHG - Thời gian gần đây, từ chất lượng thơm ngon khó cưỡng của mình mà sản phẩm Bánh chưng gù Hà Giang được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến và tìm mua. Đặc biệt, đối với những khách hàng thường xuyên của các Siêu thị Bic C Hà Nội và Bic C Nam Định thì sản phẩm Bánh chưng gù Hà Giang là một món hàng không thể thiếu được trong giỏ hàng mua sắm của chị em hàng ngày. Để tìm lời giải về sự cuốn hút của loại đặc sản này đối với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh,  khi đến HTX Sản xuất và phân phối bánh chưng gù Hà Giang tại thôn Bản Tùy, xã Ngọc Đường (thành phố Hà Giang) chúng tôi bắt gặp không khí làm việc nhộn nhịp đầy sự hứng khởi của các thành viên trong HTX.

Thành viên HTX đang tham gia gói bánh.
Thành viên HTX đang tham gia gói bánh.

Vừa làm việc, vừa tiếp chuyện chúng tôi, bà Nguyễn Thị Dung - Người sáng lập nên HTX cho biết: Nghề làm Bánh chưng gù đã có từ rất lâu, sản phẩm này không chỉ có riêng ở khu vực xã Ngọc Đường mà chiếc bánh chưng gù là sản phẩm đặc trưng, là món ăn không thể thiếu của bà con dân tộc Tày của tỉnh Hà Giang. Trước đây gia đình bà và một số gia đình khác trong thôn thường gói bánh chưng dùng vào các dịp lễ tết và làm quà cho bạn bè và người thân, qua đó được mọi người đón nhận và đánh giá cao về chất lượng. Nhận thấy đây có thể là  hướng đi phù hợp với thị trường hiện nay, nên bà đã quyết định mở rộng quy mô sản xuất từ hộ gia đình sang quy mô HTX. Bà vận động bà con trong thôn cùng tham gia nhằm tạo dựng một làng nghề mang tính truyền thống đặc trưng của địa phương vừa có thêm thu nhập để cải thiện cuộc sống. Được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp thành phố Hà Giang và xã Ngọc Đường nên HTX được thành lập đầu năm 2018 với 7 thành viên tham gia, cùng số vốn góp gần 70 triệu đồng, bà Dung cùng 7 thành viên bắt tay vào sản xuất...

Sản phẩm bánh chưng của HTX.
Sản phẩm bánh chưng của HTX.

 Ban đầu HTX sản xuất cầm chừng mỗi ngày khoảng 300 đến 500 chiếc bán tại thị trường thành phố Hà Giang, với chất lượng bánh thơm ngon và đặc biệt là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không chỉ riêng lượng khách hàng trong tỉnh mà nhiều khách hàng ở ngoài tỉnh cũng dần đã biết đến sản phẩm này, nên lượng bánh tiêu thụ dần tăng lên 700 đến 1000 chiếc mỗi ngày, sau gần một năm thành lập và đi vào hoạt động đến nay HTX tiêu thụ mỗi ngày khoảng 2.000 chiếc, có thời kỳ cao điểm như ngày rằm, mùng 1 âm lịch lên đến 4.000 chiếc/ngày. Để đáp ứng được mức độ tiêu thụ sản phẩm, HTX đã kết nạp thêm thành viên, nên đến nay đã có 20 thành viên tham gia HTX, thu nhập của các thành viên giao động từ 5 đến 6 triệu đồng/tháng. Trao đổi với Bà Dung về bí quyết thành công của HTX sau gần một năm hoạt động bà Dung cho biết: “ Để sản xuất được những chiếc bánh ngon đảm bảo chất lượng thì người làm bánh phải đặt ra cho mình những quy chuẩn nghiêm ngặt từ khâu lựa chọn gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn làm nhân. Lá dong bánh tẻ phải rửa sạch, lau khô và điều quan trọng khi luộc phải bằng bếp củi và phải đảm bảo một khoảng thời gian nhất định, như vậy bánh mới mềm, dẻo và để được lâu.

Phương án hoạt động tiếp theo của HTX là tiếp tục mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu, nhãn mác để sản phẩm đầu ra luôn ổn định và vào được những thị trường lớn. Mặc dù các HTX hoạt động theo mô hình khác nhau, xong mục tiêu cơ bản là thiết thực đáp ứng yêu cầu tương trợ, hợp tác, liên kết với nhau trong sản xuất kinh doanh, tăng khả năng triển khai các khâu dịch vụ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, bảo tồn và phát huy những giá trị của nghề truyền thống, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, lại vừa có ý nghĩa về mặt xã hội. Đặc biệt đã góp phần tích cực trong việc nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, tác động thúc đẩy bà con giúp nhau xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

Bài, ảnh: Lan Hương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bánh đa xã Yên Thành

BHG - Năng nổ, dám nghĩ, dám làm, chàng trai Bùi Xuân Tiền, sinh năm 1984, quê gốc tỉnh Phú Thọ, lên Yên Thành (Quang Bình) lập nghiệp được 18 năm đã dày công học tập, nghiên cứu và làm chủ kỹ thuật sản xuất bánh đa, phở khô, phở ngũ sắc và đang trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương.

 

29/08/2018
Hữu Vinh - "miệt vườn" trên "Công viên đá"

BHG - "Miệt vườn" – cụm từ chỉ vùng đất phù sa rộng lớn, có nhiều cây ăn quả, dân cư đông đúc và thường ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng nay, khi đặt chân đến vùng đất Hữu Vinh (Yên Minh), mọi người được đắm mình trong những vườn xoài, vải, dứa, hồng... đan xem nhau, rất thơ mộng. Nằm bên trục Quốc lộ 4C, các thôn Bản Vàng, Khai Hoang Bản Vàng của xã Hữu Vinh đang sở hữu hơn 20 ha cây ăn quả. 

27/08/2018
Nâng cao giá trị cam Sành Tiên Yên

BHG - Trong vòng 5 năm trở lại đây, giá trị kinh tế của cây cam Sành đã làm "thay da, đổi thịt" cuộc sống người dân xã Tiên Yên, huyện Quang Bình. Thứ quà quê mang hương vị ngọt ngào trở thành đặc sản nức tiếng, vang danh trên thị trường. Bởi thế, cam Sành được lựa chọn, đăng ký thành sản phẩm hàng hóa chính để giữ gìn thương hiệu, mang đến tiềm lực trong công cuộc giảm nghèo bền vững, phát triển KT - XH trên địa bàn.

 

22/08/2018
Phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc trong thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

BHG - Là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo (BCĐ) Cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh đã tích cực tham mưu cho BCĐ xem xét và ban hành kế hoạch, chương trình thực hiện CVĐ. Thông qua hình thức tuyên truyền, vận động phong phú, đa dạng, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đã góp phần nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của CVĐ trong các cấp lãnh đạo, cán bộ, đảng viên và nhân dân tạo thói quen trong dùng hàng Việt Nam...

 

14/08/2018