Bánh đa xã Yên Thành

08:39, 29/08/2018

BHG - Năng nổ, dám nghĩ, dám làm, chàng trai Bùi Xuân Tiền, sinh năm 1984, quê gốc tỉnh Phú Thọ, lên Yên Thành (Quang Bình) lập nghiệp được 18 năm đã dày công học tập, nghiên cứu và làm chủ kỹ thuật sản xuất bánh đa, phở khô, phở ngũ sắc và đang trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Anh Bùi Xuân Tiền theo dõi các công đoạn sản xuất bánh đa, phở khô.
Anh Bùi Xuân Tiền theo dõi các công đoạn sản xuất bánh đa, phở khô.

Đến xã Yên Thành, chúng tôi được cấp ủy, chính quyền địa phương đưa đi thăm cơ sở sản xuất bánh đa, phở khô, phở ngũ sắc tại thôn Tân Lập. Ấn tượng đầu tiên, trong không gian sạch sẽ, thoáng mát những chiếc bánh phở vừa ra lò nóng hổi, mang hương vị thơm ngon, trắng thuần khiết. Anh Bùi Xuân Tiền, chủ cơ sở cho biết: Gia đình trước làm kinh doanh, buôn bán các loại hàng khô nhập từ miền xuôi lên phục vụ người dân Yên Thành và các xã lân cận. Trong quãng thời gian đó, anh không quản ngại về tận làng nghề huyện Đông Hưng (Thái Bình) tiếp cận và học cách làm bánh đa, phở khô. Đầu năm 2018, anh Tiền xin chủ trương xây dựng cơ sở sản xuất và ký cam kết thu mua gạo nguyên liệu của bà con trong xã.

Căn cứ vào điều kiện thực tế, chính quyền địa phương đã hỗ trợ cơ sở của anh Tiền kết nối với các đại lý buôn bán trên địa bàn huyện, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Đồng thời, đưa nội dung này vào kế hoạch thực hiện Đề án Mỗi xã một sản phẩm, được huyện đầu tư hơn 60 triệu đồng từ chương trình khuyến công để xây dựng cơ sở hạ tầng, làm tem, mác truy xuất nguồn gốc. Được sự hỗ trợ của Nhà nước, gia đình đầu tư 200 triệu đồng mua máy móc, nhanh chóng đưa cơ sở sản xuất vào hoạt động. Gần 2 tháng nay, sản phẩm của cơ sở của anh Tiền đã có mặt trên thị trường, được người tiêu dùng chấp nhận.

Ngoài sản phẩm chủ lực là bánh đa, phở khô thì phở ngũ sắc đã tạo ra sự độc đáo, khác biệt được tạo màu theo các loại lá đặc trưng trong mâm cỗ truyền thống của đồng bào dân tộc Tày nên có sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Theo anh Bùi Xuân Tiền: Để có bánh ngon, sợi phở đảm bảo độ dai, dẻo, các quy trình chế biến phải tuân thủ đúng kỹ thuật, trong đó khâu ngâm gạo quyết định đến chất lượng bánh phở. Hiện tại, trung bình mỗi ngày, cơ sở sản xuất 1 tạ gạo, cho ra 2,2 tạ phở tươi, tương đương 92 kg phở khô đóng gói; phở tươi có giá bán 15 nghìn đồng/kg; phở khô khoảng 22 nghìn đồng/kg. Tới đây, anh Tiền dự định vay thêm vốn mở rộng quy mô, xây dựng lò sấy để chủ động sản xuất.

Đồng chí Nguyễn Văn Tám, Chủ tịch UBND xã Yên Thành cho biết: Mối quan tâm lớn nhất của xã là tìm hướng đi bền vững đối với trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt khâu tiêu thụ sản phẩm cho nông dân và cơ sở sản xuất bánh đa, phở khô, phở ngũ sắc của anh Bùi Xuân Tiền bước đầu đã giải được “bài toán” đầu ra lúa gạo, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương. Vừa qua, xã đã thành lập 2 Nhóm sở thích trồng lúa Khang Dân tại thôn Yên Thượng, Yên Lập với diện tích 15 ha để cung cấp nguyên liệu cho cơ sở sản xuất của anh Tiền. Chúng tôi hy vọng, trong tương lai sản phẩm bánh đa, phở khô, phở ngũ sắc sẽ có mặt và khẳng định thương hiệu ở những thị trường lớn.

Bài, ảnh: MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hữu Vinh - "miệt vườn" trên "Công viên đá"

BHG - "Miệt vườn" – cụm từ chỉ vùng đất phù sa rộng lớn, có nhiều cây ăn quả, dân cư đông đúc và thường ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng nay, khi đặt chân đến vùng đất Hữu Vinh (Yên Minh), mọi người được đắm mình trong những vườn xoài, vải, dứa, hồng... đan xem nhau, rất thơ mộng. Nằm bên trục Quốc lộ 4C, các thôn Bản Vàng, Khai Hoang Bản Vàng của xã Hữu Vinh đang sở hữu hơn 20 ha cây ăn quả. 

27/08/2018
Nâng cao giá trị cam Sành Tiên Yên

BHG - Trong vòng 5 năm trở lại đây, giá trị kinh tế của cây cam Sành đã làm "thay da, đổi thịt" cuộc sống người dân xã Tiên Yên, huyện Quang Bình. Thứ quà quê mang hương vị ngọt ngào trở thành đặc sản nức tiếng, vang danh trên thị trường. Bởi thế, cam Sành được lựa chọn, đăng ký thành sản phẩm hàng hóa chính để giữ gìn thương hiệu, mang đến tiềm lực trong công cuộc giảm nghèo bền vững, phát triển KT - XH trên địa bàn.

 

22/08/2018
Phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc trong thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

BHG - Là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo (BCĐ) Cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh đã tích cực tham mưu cho BCĐ xem xét và ban hành kế hoạch, chương trình thực hiện CVĐ. Thông qua hình thức tuyên truyền, vận động phong phú, đa dạng, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đã góp phần nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của CVĐ trong các cấp lãnh đạo, cán bộ, đảng viên và nhân dân tạo thói quen trong dùng hàng Việt Nam...

 

14/08/2018
Đẩy mạnh Chương trình Quốc gia "Mỗi xã một sản phẩm" tại xã Bát Đại Sơn

BHG - Xác định xây dựng Chương trình Quốc gia "Mỗi xã một sản phẩm" là nhiệm vụ trọng tâm gắn với xây dựng Nông thôn mới (NTM) và tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế khu vực nông thôn; trong thời gian qua, Quản Bạ tích cực triển khai, thực hiện chương trình và bước đầu cho thấy những khả quan, từ đó tạo ra nhiều hàng hóa chất lượng cao mang tính đặc trưng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

10/08/2018