Di chúc của Bác Hồ - bảo vật Quốc gia

10:18, 15/04/2019

BHG - Bác viết di chúc từ năm 1965, lúc đó Bác 75 tuổi, trong bối cảnh kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở thời điểm gay go nhất. Miền Nam chưa được giải phóng, trong khi đế quốc Mỹ đem quân ồ ạt vào miền Nam để chặn đứt các phong trào cách mạng; chúng gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ tháng 8.1964 để đánh phá miền Bắc. Đế quốc Mỹ muốn biến miền Bắc thành thời kỳ đồ đá, để ngăn chặn bằng được sự chi viện của miền Bắc cho cách mạng miền Nam.

Trong hoàn cảnh như thế, Bác đã suy ngẫm rất kỹ và quyết định viết di chúc. Trong bản di chúc đầu tiên, Bác tự đánh máy, đầu di chúc có ghi tuyệt đối bí mật, khi viết xong, Bác còn ghi Hà Nội ngày 15 tháng 5 năm 1965 và ký tên Hồ Chí Minh. Bên trái của cuốn di chúc có chứng kiến của Bí thư thứ nhất (Tổng Bí thư) Lê Duẩn. Vì với Bác chỉ là một bức thư để lại cho đồng bào, đồng chí, nhưng với Đảng đây là văn kiện chính trị pháp lý rất quan trọng, cho nên phải có chữ ký xác nhận của người đứng đầu Trung ương.

 

Hoàn cảnh lịch sử của di chúc chúng ta cũng cần nhận thức cho chính xác. Một là trong hoàn cảnh chiến tranh, hai là sức khỏe của Bác đã giảm sút, nên trong di chúc Bác viết “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” mà Bác năm đó đã 75 tuổi. Bác biết giới hạn của sức khỏe, mà sự nghiệp cách mạng còn dang dở, chưa hoàn thành vì vậy Bác căn dặn Đảng và dân ta từng điều, và đây là lý do Bác viết di chúc.

Một điều nữa là trong thời chiến bấy giờ, chúng ta phải đối mặt với lực lượng mạnh hơn rất nhiều, thế giới rất lo lắng cho Việt Nam, liệu có đánh đuổi được đế quốc Mỹ hay không, liệu Mỹ xâm lược được Việt Nam rồi có xảy ra chiến tranh thế giới hay không? Và bản di chúc này là quyết định rất sáng suốt của Bác, khẳng định niềm tin chiến thắng của quân và dân ta trước đế quốc Mỹ hùng mạnh. Đồng thời, củng cố sức mạnh tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Bác cũng tính những việc cần phải làm sau khi kết thúc chiến tranh. Đó là những căn dặn cuối cùng của Bác đối với chúng ta. Khi Bác mất, Đảng ta cho công bố bản di chúc, chúng ta mới thấy hết tư tưởng sáng suốt của Bác, nghị lực, ý chí của Bác và cả đạo đức của Bác truyền cho chúng ta mà bây giờ là tài sản vô giá.

Bản di chúc của Bác chính thức được xếp hạng, là 1 trong 5 tác phẩm tiêu biểu bảo vật Quốc gia mà chúng ta cần học tập và noi theo cũng như truyền bá tới bạn bè quốc tế.

Ít có tác phẩm nào có nét độc đáo là trong 4 năm liền chỉ viết 1.000 từ, phong cách của Bác là ngắn gọn, thiết thực, cô đọng. Trong 1.000 từ đó nén chặt tất cả những điều sâu xa của tư tưởng lớn tầm chiến lược, tầm tiên tri dự báo, ở những hành động thiết thực từ trong Đảng đến nhân dân, từ trong nước đến quốc tế để đạt mục tiêu cuối cùng là thành công, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Điểm đặc biệt chỉ có ở Bác Hồ đó là Bác viết di chúc vào dịp sinh nhật của mình. Bản di chúc khởi đầu từ ngày 10-15.5.1965 và Bác sửa di chúc lần cuối cùng từ 10-19.5.1969, đây cũng là năm cuối cùng Bác ở với chúng ta. Trong những năm Bác viết di chúc, năm nào Bác cũng sửa di chúc vào dịp sinh nhật; mỗi lần sửa chỉ trong vòng 1 giờ, từ 9 - 10 giờ. Sau khi sửa, Bác gấp gọn để vào phong bì và chuyển cho thư ký Vũ Kỳ giữ và không quên dặn nhớ giữ bí mật, đừng nói lộ ra ngoài dân lo, khi Bác đi rồi chú báo với Trung ương có bức thư để lại. Thư ký Vũ Kỳ làm theo lời Bác dặn, khi Bác mất đã chuyển lại toàn bộ nội dung bức thư của Bác cho Trung ương Đảng. Khi đó di chúc vẫn là tờ giấy rời chưa in thành sách. Bác cả đời tiết kiệm nên trên di chúc Bác còn viết cả mặt sau của tờ bản tin cũ.

Việc viết di chúc vào dịp sinh nhật Bác cũng là điều đặc biệt, nhưng với Bác rất thâm thúy và có lý do. Bác cho rằng, ngày sinh tức là sự sống, di chúc là dấu hiệu của lúc kết thúc, đó là thói quen của người Việt Nam trước khi mất muốn để lại lời nhắn nhủ cho con, cháu và thế hệ sau. Bác dặn chúng ta niềm tin lạc quan. Điểm thường tình của con người khi viết di chúc là cảm giác buồn và nặng nề nhất, nhưng Bác Hồ thì không như vậy. Bác vui và được Bác ghi ngay đầu của di chúc: Mừng 75 tuổi, cả di chúc là cảm giác lạc quan và tin tưởng. Tuy nhiên, Bác đau nỗi đau của con người trải nghiệm cả cuộc sống; nỗi đau của người chứng kiến tất cả những điều sóng gió của cuộc đời, nhất là trong phong trào Cộng sản quốc tế. Trong di chúc có câu: Tôi tự hào sự lớn mạnh của phong trào cách mạng bao nhiêu thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất đồng của các đảng anh em. Bác dặn chúng ta phải làm hết sức mình để hàn gắn sự bất đồng đó. Bác tin các đảng anh em nhất định sẽ đoàn kết lại. Khi công bố di chúc của Bác, đồng chí Lê Duẩn có đọc nguyên văn đoạn này tại quảng trường khi ấy các đoàn khách nước ngoài đến viếng Bác đều khóc, cảm như có lỗi với Bác vậy.

(Còn nữa)

Gs, Ts: Hoàng Chí Bảo (kể)

Lê Lâm (ghi)

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội thi kể chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2018

BHG - Ngày 29.8, Cụm thi đua số 1, Công đoàn viên chức tỉnh đã tổ chức Hội thi kể chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2018 tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghệ. Tới dự có đồng chí Sèn Chỉn Ly, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn viên chức tỉnh cùng đông đảo đoàn viên, thanh niên, nhân dân trên địa bàn.

30/08/2018
Những câu chuyện cảm động về hành trình bôn ba tìm đường cứu nước của Bác Hồ (tiếp theo kỳ trước)

BHG - Có một điều đặc biệt, đó là cuộc hành trình bôn ba của Bác sau 10 năm lại có bước ngoặt (1911 – 1920). Bác từ một người yêu nước trở thành một người Cộng sản. Bác sáng lập Đảng Cộng sản Pháp năm 1920, Bác ủng hộ Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) là quốc tế duy nhất trên thế giới ủng hộ giải phóng các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

29/08/2018
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam (tiếp theo kỳ trước)

BHG - Có nhiều câu chuyện cảm động về Bác với Đảng để chúng ta noi gương. Là lãnh tụ của Đảng nhưng Bác sinh hoạt chi bộ rất đều đặn, trong thực tế hiện nay nhiều khi vì công việc bận rộn mà ta ít để ý chuyện sinh hoạt chi bộ cơ sở. Bác sinh hoạt chi bộ với những đảng viên rất bình thường như lái xe, phục vụ, bảo vệ… mà Bác biết trình độ anh em còn hạn chế nhưng Bác luôn hòa mình vào quần chúng.

28/01/2019
Những câu chuyện của Bác gắn với dân chủ

BHG - Có rất nhiều câu chuyện cảm động của Bác Hồ về dân chủ. Chúng ta biết rằng, năm cuối đời, sức khỏe giảm sút, nhưng Bác kiên trì luyện tập thân thể để tiếp tục làm việc. Sáng nào Bác cũng dậy sớm tập thể dục. Cán bộ T.Ư Đảng đi làm rất sớm bằng xe đạp, thấy Bác liền xuống xe chào Bác, có những đồng chí nữ còn xúc động ngã xe, Bác lại tiến gần đỡ lên và nói: Các cháu lúc nào cũng gặp Bác ở đây, cứ đi làm bình thường, chỉ cần gật đầu với Bác...

27/03/2019