Đổi mới công tác vận động và quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài

09:21, 15/10/2019

BHG - Hiện nay, nguồn vốn đầu tư viện trợ của các quỹ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), các đại sứ quán, doanh nghiệp nước ngoài, nhà tài trợ..., cho các chương trình, dự án phát triển bền vững tại địa phương đang phát huy hiệu quả. Nhờ đổi mới công tác vận động và quản lý nguồn viện trợ PCPNN cùng với cách làm chủ động đã giúp tận dụng được tối đa các nguồn lực bên ngoài góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ phát triển KT-XH.

Trong những năm qua, số lượng các tổ chức PCPNN và các dự án hoạt động tại tỉnh vẫn duy trì đều và có xu hướng tăng dần qua các năm. Các khoản viện trợ theo các chương trình, dự án hoặc phi dự án đã phát huy hiệu quả tích cực cho sự phát triển của tỉnh. Từ đầu năm đến nay, Sở Ngoại vụ đã tham mưu cho tỉnh quản lý 24 tổ chức PCPNN đăng ký hoạt động tại Hà Giang; cho phép 5 tổ chức PCPNN mở rộng địa bàn hoạt động tại tỉnh; 11 tổ chức tiếp tục gia hạn giấy phép hoạt động tại địa phương; tiếp nhận và triển khai 54 chương trình, dự án, phi dự án, hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp…, của 15 tổ chức PCPNN với kinh phí cam kết thực hiện năm 2019 là 6.641.533 USD (tương đương 153,2 tỷ đồng). Trong 6 tháng đầu năm đã giải ngân 4.765,051 USD (tương đương 109,9 tỷ đồng), tăng 3,14 lần so với năm 2018.

Để công tác quản lý các nguồn viện trợ PCPNN hiệu quả, Sở Ngoại vụ đã chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng, ban hành các chương trình, kế hoạch xúc tiến viện trợ PCPNN theo giai đoạn và hàng năm. Tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc với các tổ chức quốc tế, đại sứ quán các nước, các tổ chức PCPNN, các nhà tài trợ. Hướng dẫn các đơn vị trong tỉnh xây dựng hồ sơ, thủ tục, các chương trình dự án trình UBND tỉnh xin chủ trương hợp tác với các đối tác; tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện của từng dự án. Nhận thức được tầm quan trọng của việc kêu gọi nguồn vốn PCPNN, các cơ quan, đơn vị; các huyện, thành phố đã quan tâm hơn đến công tác vận động, quản lý và triển khai các chương trình, dự án PCPNN. Phối hợp và hỗ trợ tốt các tổ chức PCPNN triển khai dự án đã được phê duyệt trên địa bàn.

Nhằm đổi mới công tác vận động và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn viện trợ PCPNN trên địa bàn tỉnh; các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố đã tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bản chất của viện trợ PCPNN cho đội ngũ cán bộ; đồng thời thực hiện tốt quy chế vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN trên địa bàn tỉnh. Từ đó, các đơn vị đã phát huy tinh thần chủ động trong thu hút và sử dụng nguồn vốn phục vụ mục tiêu giảm nghèo. Bên cạnh đó, thường xuyên cung cấp thông tin về nhu cầu vận động viện trợ PCPNN của tỉnh bằng nhiều phương thức để chuyển tải đến các nhà tài trợ. Tuyên truyền về các mô hình, dự án thực hiện thành công tại địa phương; đồng thời làm tốt công tác kiểm tra, giám sát tiến độ, nắm bắt thông tin, tháo gỡ vướng mắc, duy trì quan hệ tốt với các tổ chức PCPNN.

Công tác cải cách TTHC cũng là một yếu tố quan trọng nhằm tạo hành lang pháp lý, điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân PCPNN hoạt động tại địa phương. Tỉnh ta đang từng bước thực hiện công tác cải cách TTHC, nhằm rút ngắn thời gian, quy trình thẩm định phê duyệt, tiếp nhận và triển khai dự án. Sở Ngoại vụ thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các nhà tài trợ, cơ quan liên quan trong thực hiện các chương trình, dự án phát triển đảm bảo thực hiện đúng quy định và cam kết đã ký kết; định kỳ đánh giá những tác động của dự án PCPNN tới đời sống của người dân trong vùng dự án để tiếp tục nhân rộng và có điều chỉnh phù hợp. Đồng thời, đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến, vận động, quản lý và triển khai các chương trình, dự án PCPNN tại các đơn vị, các huyện cũng được quan tâm đào tạo, có chuyên môn, năng lực làm việc, có trình độ ngoại ngữ và am hiểu pháp luật. Bằng nhiều giải pháp đổi mới tích cực, đã quyết định đến thành công của việc thu hút và quản lý hiệu quả các nguồn vốn PCPNN tại tỉnh.

Lê Hải


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nông nghiệp Hà Giang hội nhập kinh tế quốc tế

BHG – Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh có bước phát triển vượt bậc, hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Nhân dịp đầu năm mới 2019, phóng viên (P/v) Báo Hà Giang có cuộc phỏng vấn đồng chí (Đ/c) Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh về chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế ngành Nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2018 – 2020.

31/12/2018
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực

Ngày 30/12, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phiên bản không có Mỹ của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đã chính thức có hiệu lực, tạo ra một khu vực thương mại tự do.

30/12/2018
Việt Nam - Thái Lan đẩy mạnh hợp tác khoa học, công nghệ

Chính phủ phê duyệt "Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về Hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo". Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan phía Việt Nam và phía Thái Lan tổ chức triển khai Hiệp định.

25/12/2018
Hội nhập quốc tế nơi biên cương cực Bắc

BHG - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đặt ra trọng tâm là đưa tiến trình hội nhập quốc tế (HNQT) của nước ta đi vào chiều sâu. Trong dòng chảy chung này, tỉnh ta đã tích cực tìm hiểu, nắm bắt các xu thế lớn về hợp tác quốc tế để thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác, đối tác bền vững với chính quyền địa phương các nước, tổ chức quốc tế. Trên cơ sở đó, phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương trong hội nhập và phát triển theo xu thế chung của đất nước.

 

25/06/2019