Phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh các biểu hiện suy thoái

09:39, 26/04/2023

BHG - Thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW ngày 3.10.2017 của Ban Bí thư ban hành Hướng dẫn khung để các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc T.Ư tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái,“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Tỉnh ủy đã ban hành kế hoạch triển khai sâu rộng đến các Chi, Đảng bộ cơ sở, qua đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia giám sát, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tiêu cực trong cán bộ, đảng viên.

Phát huy vai trò giám sát, chống tiêu cực của nhân dân:

Lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì cùng nhân dân làm đường bê tông nông thôn.
Lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì cùng nhân dân làm đường bê tông nông thôn.

Sau khi Quyết định số 99-QĐ/TW của Ban Bí thư được ban hành, Tỉnh ủy đã cụ thể hóa bằng Kế hoạch số 310, ngày 20.4.2018, chỉ đạo các cấp, ngành trong tỉnh quán triệt, nghiêm túc triển khai thực hiện. Các cấp ủy, tổ chức Đảng đã thông báo công khai và khuyến khích nhân dân tham gia đóng góp ý kiến, giám sát cán bộ, đảng viên trong thực hiện những điều đảng viên không được làm; cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức; 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp...

Các cấp ủy, tổ chức Đảng đã thông báo công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; niêm yết tại trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị; thông qua các cuộc sinh hoạt Chi bộ; tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng với nhân dân... để nhân dân trên địa bàn nắm rõ mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết T.Ư 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Công khai, minh bạch, khách quan những nội dung theo quy định để nhân dân được biết, góp ý và tham gia giám sát, nhất là những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân như: Kế hoạch phát triển KT-XH; phương án đền bù, giải phóng mặt bằng liên quan đến các dự án, công trình trên địa bàn; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo... Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia giám sát, ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực.

Thông qua các hình thức góp ý như: Số điện thoại đường dây nóng; tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân; thông qua hòm thư góp ý đặt công khai tại 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn; thông qua đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo... thời gian qua, nhân dân trên địa bàn tỉnh đã tham gia góp ý đối với cán bộ, đảng viên nơi cư trú về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên; tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền; công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí...

Cũng từ hoạt động giám sát, nhân dân đã phát hiện, tố giác các biểu hiện tiêu cực trong quá trình thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; để cấp ủy Đảng kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn, khắc phục, ngăn chặn những thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Chỉ tính riêng trong năm 2022, Ủy ban Kiểm tra các cấp trong Đảng bộ tỉnh đã tham mưu, giúp cấp ủy cùng cấp tiến hành kiểm tra 2.796 cuộc đối với 548 tổ chức Đảng và 2.895 đảng viên; tham mưu cho cấp ủy thực hiện thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với 12 tổ chức Đảng, 258 đảng viên. Qua đó, góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật Đảng, nâng cao vai trò, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân.

Tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân:

Xác định tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với nhân dân có vai trò đặc biệt quan trọng để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; thời gian qua, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã thực hiện nghiêm các quy chế, quy định về tiếp dân, đối thoại trực tiếp để tăng cường, củng cố mối quan hệ mật thiết với nhân dân. Trên tinh thần dân chủ, cởi mở, thẳng thắn, các cuộc tiếp xúc, đối thoại đã trở thành diễn đàn để mọi tầng lớp nhân dân trực tiếp bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, trao đổi, kiến nghị, phản ánh các nội dung liên quan đến đời sống xã hội và liên quan đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị.

Trong năm 2022, cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức tiếp xúc, đối thoại được 1.232 cuộc với 29.586 lượt người tham gia. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng được thực hiện định kỳ, thường xuyên theo quy định pháp luật. Trong năm 2022, toàn tỉnh tiếp 515 lượt công dân/498 vụ việc; tổng số đơn phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo các cấp, ngành tiếp nhận là 1.198 đơn, 100% số đơn được giải quyết theo quy định, hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết (đối với số đơn không thuộc thẩm quyền).

Một số cơ quan, đơn vị căn cứ nội dung quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn riêng theo đặc thù của ngành; bổ sung quy chế tiếp dân, yêu cầu về thái độ của công chức, viên chức khi tiếp công dân tại nơi làm việc; tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân thông qua hình thức hỏi đáp trên cổng thông tin điện tử, diễn đàn “Chiều thứ 6 nghe dân nói”... Qua đó, giúp cấp ủy, chính quyền nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và giải quyết kịp thời, đúng quy định pháp luật những phản ánh, kiến nghị của nhân dân, nhất là những phản ánh về biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống, thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức; góp phần củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.

Thông qua việc phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã giúp các cấp ủy, tổ chức Đảng kịp thời chấn chỉnh, khắc phục, ngăn chặn những thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với kỳ vọng và niềm tin yêu của nhân dân.

Bài, ảnh: NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chi bộ trong sạch - “Lá chắn” chống tham nhũng, tiêu cực - Kỳ I: Nhìn thẳng sự thật, gỡ từng “nút thắt” trong sinh hoạt chi bộ
BHG - Chỉ thị số 12 của BTV Tỉnh ủy Hà Giang về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là giải pháp nhằm chấn chỉnh và khắc phục những hạn chế, yếu kém trong sinh hoạt chi bộ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, nêu cao ý thức, tinh thần, trách nhiệm của đảng viên. Chỉ thị nhận được sự đồng tình của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
30/09/2022
Cán bộ, đảng viên nêu gương sáng - Kỳ II: Giữ nghiêm kỷ cương, đạo đức công vụ
BHG - Kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ có vai trò đặc biệt quan trọng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên bản lĩnh, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, hướng đến xây dựng chính quyền đổi mới, liêm chính, kỷ cương, hành động, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ.
30/09/2022
Cán bộ, đảng viên nêu gương sáng – Kỳ cuối: Học Bác để phục vụ nhân dân
BHG - Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”; bên cạnh tự mình nêu gương, Người yêu cầu cán bộ, đảng viên (CBĐV), trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị phải gương mẫu trong công tác và lối sống.
30/09/2022
Chi bộ trong sạch - “Lá chắn” chống tham nhũng, tiêu cực – Kỳ cuối: Xây dựng Chi bộ trong sạch, vững mạnh
BHG - Đi tắt, đón đầu tình hình thực tiễn, Chỉ thị số 12 của BTV Tỉnh ủy như một luồng sinh khí mới trong công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Quang Bình. Đồng thời, đây là hành động mạnh mẽ để đánh thắng “giặc nội xâm”, ngăn chặn mầm tham nhũng, tiêu cực theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã chỉ ra.
30/09/2022