Hà Giang phát triển nhờ "Ánh sáng soi đường" của Đảng

07:59, 20/09/2017

BHG - Hơn một thế kỷ đấu tranh, xây dựng và phát triển, đặc biệt là từ ngày có ánh sáng của Đảng dẫn đường, Hà Giang từ một tỉnh nghèo nơi tột Bắc, nay đã có bước phát triển vượt bậc và đạt nhiều thành tựu trong phát triển KT – XH. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhân dân các dân tộc tỉnh nhà vẫn một lòng trung thành với Đảng, dũng cảm, kiên cường, đoàn kết, sáng tạo, giữ vững biên cương Tổ quốc.

Di tích lịch sử Quốc gia Căng Bắc Mê, nơi Thực dân Pháp giam giữ nhiều cán bộ cách mạng.
Di tích lịch sử Quốc gia Căng Bắc Mê, nơi Thực dân Pháp giam giữ nhiều cán bộ cách mạng.

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt của cách mạng nước ta. Từ đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã giành được những thắng lợi vĩ đại: Cách mạng Tháng Tám thành công, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, từng bước đưa đất nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội; có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nằm trong dòng chảy lịch sử nước nhà, từ ngày có Đảng, tinh thần yêu nước của nhân dân các dân tộc Hà Giang cũng dâng cao mạnh mẽ. Từ năm 1939, nhiều cán bộ Việt Minh đã đến xã Bằng Hành, Hùng An (Bắc Quang), Đường  Âm (Bắc Mê), Đường Thượng (Yên Minh ) để tuyên truyền vận động xây dựng cơ sở cách mạng. Mặc dù gặp muôn vàn khó khăn, nhưng với tinh thần yêu nước nồng nàn, tình yêu quê hương sâu nặng và ý chí quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược nên chỉ trong một thời gian ngắn nhiều cơ sở cách mạng được hình thành. Lực lượng cách mạng của Hà Giang nhanh chóng phát triển, nơi nào cũng xây dựng được lực lượng du kích, tự vệ. Trong những năm 1944 – 1945, cùng với lực lượng vũ trang do Xứ uỷ Bắc Kỳ tăng cường, lực lượng cách mạng của Hà Giang dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng nhiều hình thức đấu tranh khôn khéo, linh hoạt vừa đấu tranh chính trị, vừa đấu tranh vũ trang đã đánh Pháp, đuổi Nhật, tiêu diệt quân Tưởng, dẹp trừ thổ phỉ và liên tiếp giành được nhiều thắng lợi. Đến ngày 25.12.1945, Đảng bộ, chính quyền cách mạng được thành lập. Phát huy tinh thần cách mạng, nhân dân Hà Giang tiếp tục dành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.

Trải qua 16 kỳ Đại hội, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Giang đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển KT – XH, giữ vững ANQP. Xuất phát điểm là một tỉnh miền núi, biên giới vô cùng khó khăn; đời sống của người dân còn đói nghèo, lạc hậu, nhưng nay, nhờ những chính sách đúng đắn, phù hợp của tỉnh, những chương trình xóa đói giảm nghèo thiết thực, bền vững, đặc biệt là chương trình xây dựng Nông thôn mới đã giúp Hà Giang “Thay da đổi thịt”, cuộc sống ấm no, hạnh phúc hiện hữu trên khắp các bản làng.

Trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 6,68% so với cùng kỳ; tổng sản phẩm theo giá thực tế đạt trên 8.124 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư phát triển đạt 3.131 tỷ đồng; thu ngân sách trên địa bàn đạt 858,6 tỷ đồng. Các vấn đề về văn hóa, giáo dục, y tế được chú trọng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; chủ quyền lãnh thổ quốc gia được giữ vững.

Công tác lãnh đạo của Đảng có nhiều đổi mới; Nghị quyết T.Ư 4 (Khoá XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Tám lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Hà Giang đều được các cấp ủy Đảng và đảng viên triển khai thực hiện nghiêm túc. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã Ban hành Bộ công cụ đánh giá cán bộ, đảng viên thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (Khóa XII); Hướng dẫn về xây dựng chương trình công tác trọng tâm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và chương trình hành động cá nhân của cấp ủy viên, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị trong toàn tỉnh; Ban hành Quy định về xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên có nhiều đổi mới, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng; các hoạt động đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa được triển khai thường xuyên. Các cấp ủy Đảng, chính quyền tăng cường đối thoại trực tiếp với nhân dân, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân để đề ra chủ trương, chính sách phát triển KT - XH hợp lòng dân. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đã được hực hiện nghiêm túc, kịp thời ngăn ngừa, hạn chế khuyết điểm, vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Tính đến nay, toàn Đảng bộ đã có trên 65.600 đảng viên, 877 tổ chức cơ sở Đảng, 100% thôn bản có đảng viên và có chi bộ Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng. Tỷ lệ tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch, vững mạnh hàng năm chiếm trên 85%, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ trở lên đạt 99%.

Nhiệm kỳ 2015 – 2020, với 2 khâu đột phá và 5 chương trình trọng tâm, toàn Đảng bộ đặt ra mục tiêu: Từng bước xây dựng Hà Giang thành một trong những trung tâm du lịch và vùng trọng điểm Quốc gia về dược liệu, có kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc; hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; chủ quyền quốc gia được giữ vững, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Phấn đấu xây dựng Hà Giang thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, có trình độ phát triển đạt mặt bằng chung của các tỉnh miền núi.

Bài, ảnh: BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khi các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy trực tiếp theo dõi, giám sát thường xuyên cấp cơ sở - Kỳ II: Những tín hiệu vui từ cơ sở

BHG - BHG- Trên 400 cuộc giám sát trực tiếp, làm việc với cấp ủy, chính quyền 195 xã, phường, thị trấn; kiểm tra thực tế nhiều mô hình phát triển KT-XH, XDNTM... đã được các đồng chí ủy viên BTV Tỉnh ủy tiến hành sau gần 2 năm triển khai Quyết định 195. Sự sâu sát của các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy đã giúp cơ sở sớm nhận diện, tháo gỡ những vấn đề khó, nhân rộng cách làm hay, phát huy nguồn nội lực, tích cực đóng góp cho sự phát triển của mảnh đất địa đầu Tổ quốc.

31/08/2017
Khi các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy trực tiếp theo dõi, giám sát thường xuyên cấp cơ sở -Kỳ I: Quyết định thể hiện trách nhiệm trước Đảng, trước dân

BHG- Tính đến thời điểm hiện tại, Hà Giang là địa phương đầu tiên và nằm trong số rất ít tỉnh, thành trên cả nước phân công các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy theo dõi, giám sát thường xuyên đối với cấp xã, phường, thị trấn. Sau gần 2 năm các đồng chí ủy viên BTV Tỉnh ủy trực tiếp theo dõi, giám sát; công tác lãnh, chỉ đạo, triển khai nghị quyết, chương trình, đề án của cấp trên, việc xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, thực hiện "nói đi đôi với làm", tình hình phát triển KT-XH... ở cơ sở có những chuyển biến rõ rệt.

30/08/2017
Đảng bộ huyện Bắc Mê: Chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo của Bí thư chi bộ

BHG- Đảng bộ huyện Bắc Mê hiện có 59 tổ chức cơ sở Đảng với 3.627 đảng viên; trong đó có 16 Đảng bộ cơ sở; 43 chi bộ cơ sở; với 226 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở. 

29/08/2017
Đảng bộ thành phố Hà Giang xây "nền móng" vững chắc ngay từ Chi bộ cơ sở

BHG- Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: "Chi bộ là gốc rễ của Đảng ở nông thôn. Chi bộ vững mạnh thì mọi chính sách của Đảng và Chính phủ nhất định thi hành được tốt", điều đó khẳng định vai trò quan trọng của Chi bộ trong việc đưa đường lối, chính sách của Đảng đến với nhân dân, đồng thời là cơ sở cốt lõi để xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. 

29/08/2017